- HS đọc thông tin sgk, quan sát hình vẽ, trả lời câu hỏ
tiết 4 6: Cấu tạo trong của chim bồ câu
I-
Mục tiêu: Qua bài học, HS:
- Trình bày đợc cấu tạo, hoạt động của các hệ cơ quan: tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, sinh sản, thần kinh, giác quan.
- Phân tích đợc những đặc điểm cấu tạo của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay.
- Rèn kỹ năng phân tích, so sánh, rút ra nhận xét, kỹ năng vẽ.
II – Chuẩn bị:
-Tranh vẽ H 43.1 ; 43.2 ; 43.3 ; 43.4 sgk -Mô hình não của 5 lớp ĐVCXS.
III - Tiến trình tiết học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Câu hỏi: Hãy trình bày các đặc điểm của chim
bồ câu thích nghi với đời sống bay lợn? HS trả lời:
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo hoạt động hệ tiêu hóa.
GV yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm cấu tạo hệ tiêu hóa của bò sát.
? Những đặc điểm cấu tạo nào của chim bồ câu khác sai so với bò sát? Giải thích.
? Những đặc điểm nào thể hiện thích nghi với sự bay? Những đặc điểm nào thể hiện sự hoàn chỉnh hơn so với các ĐVCXS đã học?
? Vì sao các loài chim thờng ăn thêm cát sỏi?
GV chốt lại
- HS nhắc lại đặc điểm hệ tiêu hóa của bò sát
- HS trả lời câu hỏi
* Hàm không có răng thay thế bởi mỏ sừng
* Dạ dày phân hóa thành dạ dày tuyến và dạ dày cơ. => Tốc độ tiêu hóa cao đáp ứng nhu cầu năng lợng lớn
Hoạt động 3: Cấu tạo, hoạt động của hệ tuần hoàn và hô hấp.
GV cho HS đọc thông tin SGK ? Tim chim bồ câu có gì khác so với tim thằn lằn? Giải thích sự sai khác đó.
GV cho HS quan sát H 43.1
? Máu di chuyển trong hệ tuần hoàn nh thế nào?
? Máu đi nuôi cơ thể là máu gì?
GV cho HS đọc thông tin SGK
? Sự hô hấp ở chim bồ câu có đặc điểm gì?
? So sánh hô hấp ở chim bồ câu và thằn
1. Tuần hoàn
- HS đọc thông tin sgk - Trả lời câu hỏi
- HS quan sát hình vẽ, trả lời câu hỏi
* Tim 4 ngăn chia làm 2 nửa riêng biệt (nửa trái chứa máu đỏ tơi, nửa phải chứa máu đỏ thẩm ). Mỗi nửa tim có van giữa tâm nhĩ và tâm thất.
lằn? máu đỏ tơi
2. Hô hấp
- HS đọc thông tin sgk - HS trả lời câu hỏi
+ Phổi gồm mạng ống khí dày đặc.
+ Hệ thống túi khí phân nhánh (gồm 9 túi ) len lỏi vào giữa các hệ cơ quan hay các xoang rỗng của xơng.
+ Khi bay: Hô hấp nhờ sự hút đẩy của hệ thống túi khí.
+ Khi đậu: Hô hấp nhờ sự thay đổi thể tích lồng ngực.
Hoạt động 4: Hệ bài tiết và sinh dục
? Nêu đặc điểm hệ bài tiết và sinh dục của chim bồ câu? So sánh với bò sát.
- HS trả lời câu hỏi
* Hệ bài tiết: Thận sau, không có bóng đái
* Hệ sinh dục: Chim trống có 1 đôi tinh hoàn, chim mái chỉ có buồng trứng và ống dẫn trứng trái phát triển.
Hoạt động 5: Thần kinh và giác quan.
GV cho HS quan sát H 43.3 và mô hình bộ não
? Có nhận xét gì về bộ não của chim? Bộ não phát triển dẫn tới điều gì? ? Những giác quan nào ở chim bồ câu phát triển?
? So sánh bộ não chim với thằn lằn?
- HS quan sát và trả lời câu hỏi
+ Bộ não phát triển đặc biệt là não tr- ớc (đại não), não giữa và não sau (tiểu não)
GQ: Mắt tinh, tai có ống tai ngoài.
Hoạt động 6: Tóm tắt bài, kiểm tra- đánh giá và dặn dò.
* GV cho HS đọc “ ghi nhớ” SGK * HS trả lời câu hỏi: Trình bày đặc
điểm hô hấp của chim bồ câu thích nghi với sự bay?
Dặn dò: Học bài và trả lời câu hỏi vào vở. Chuẩn bị trớc bài 42 sgk.
- HS đọc ghi nhớ SGK - HS trả lời câu hỏi