học tập cộng đồng trong bối cảnh hiện nay
Mỗi TTHTCĐ có đội ngũ cán bộ quản lý gồm 3 người: một cán bộ quản lý cấp xã kiêm Giám đốc trung tâm, một cán bộ của Hội khuyến học và một lãnh đạo Trường Tiểu học hoặc Trung học cơ sở trên địa bàn kiêm Phó Giám đốc. Các cán bộ quản lý TTHTCĐ được bố trí theo chế độ kiêm nhiệm, được hưởng phụ cấp từ kinh phí hỗ trợ của Nhà nước.
- Giám đốc TTHTCĐ là người quản lý, điều hành mọi hoạt động của trung tâm và chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan quản lý cấp trên về mọi hoạt động của trung tâm; Giám đốc TTHTCĐ do Chủ tịch UBND quận ra Quyết định trên cơ sở đề nghị của UBND cấp xã.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc TTHTCĐ: Lập kế hoạch tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của TTHTCĐ. Tuyên truyền vận động mọi thành viên trong cộng đồng tham gia các hoạt động của TTHTCĐ. Huy động các nguồn lực trong và ngoài cộng đồng để duy trì và phát triển các hoạt động của TTHTCĐ. Quản lý tài chính, cơ sở vật chất của TTHTCĐ. Xây dựng nội quy hoạt động của TTHTCĐ. Kiểm tra, đánh giá và báo cáo định kỳ kết quả hoạt động của trung tâm với UBND cấp xã và cơ quan quản lý cấp trên. Được theo
học các lớp chuyên môn, nghiệp vụ và được hưởng các chế độ phụ cấp trách nhiệm và khen thưởng theo qui định hiện hành của Nhà nước.
- Phó Giám đốc TTHTCĐ là người có phẩm chất chính trị, có năng lực quản lý do Chủ tịch UBND quận ra quyết định theo đề nghị của Giám đốc TTHTCĐ.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Giám đốc TTHTCĐ: Giúp giám đốc trong việc quản lý và điều hành các hoạt động của trung tâm. Trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân cộng của giám đốc và giải quyết các công việc do giám đốc giao. Khi giải quyết các công việc do Giám đốc giao, Phó Giám đốc thay mặt Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kết quả công việc được giao, thay mặt Giám đốc điều hành hoạt động của trung tâm khi được Giám đốc uỷ quyền. Được theo học các lớp chuyên môn, nghiệp vụ và được hưởng các chế độ phụ cấp trách nhiệm và khen thưởng theo qui định hiện hành của Nhà nước.
- Trung tâm học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn do UBND phường trực tiếp quản lý về tổ chức, nhân sự, nội dung và kế hoạch hoạt động. Phòng Giáo dục là cơ quan quản lý chuyên môn cấp trên chỉ đạo về nội dung và các hình thức hoạt động của TTHTCĐ. Tổ chức tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của các TTHTCĐ. Báo cáo định kỳ cho UBND quận và Sở GD&ĐT về công tác quản lý và hoạt động của các TTHTCĐ đóng trên địa bàn.
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, để TTHTCĐ phát huy được hiệu quả, đội ngũ CBQL các TTHTCĐ là nguồn nhân lực quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống TTHTCĐ. Để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay, ngoài tiêu chuẩn phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn và nhiệt tình và hăng say với công việc, cán bộ quản lý TTHTCĐ còn phải là người được chuẩn bị về tri thức quản lý và tâm thế của người lãnh đạo,
có sức thu hút, vận động và thuyết phục mọi người cùng tham gia học tập suốt đời.
Để thực hiện việc phát triển đội ngũ CBQL các TTHTCĐ trên địa bàn cấp huyện, phải tiến hành hàng loạt giải pháp gồm: Tuyển chọn cán bộ phù hợp với yêu cầu và tính chất công việc; Bố trí sử dụng cán bộ quản lý TTHTCĐ theo phương án tối ưu; Đào tạo, bồi dưỡng về năng lực và kỹ năng quản lý giáo dục cho đội ngũ cán bộ quản lý các TTHTCĐ; Giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ quản lý TTHTCĐ; Xây dựng chế độ đãi ngộ đối với cán bộ quản lý TTHTCĐ và Tổ chức mối quan hệ tương tác trong đội ngũ cán bộ quản lý các TTHTCĐ trên địa bàn toàn huyện.