Sự cần thiết phải quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động các trung tâm học tập cộng đồng trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng quận 1 thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 33)

tâm học tập cộng đồng trong giai đoạn hiện nay

1.4.1. Sự cần thiết phải quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động các trung tâm học tập cộng đồng trong giai đoạn hiện nay trung tâm học tập cộng đồng trong giai đoạn hiện nay

Hoạt động của các TTHTCĐ hiện nay còn có những tồn tại và bất cập nhất định, như: Chưa có hệ thống giải pháp phù hợp; Các cấp, các ngành và ngay các TTHTCĐ còn chưa chú trọng đúng mức đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các TTHTCĐ, từ xây dựng kế hoạch đến quản lý nội dung các chương trình học tập, quản lý tổ chức các hoạt động học tập còn chưa bài bản, khoa học; Cán bộ quản lý của một số trung tâm còn lúng túng, thực hiện các chức năng của quản lý giáo dục chưa hiệu quả, tính khoa học và tính khả thi của kế hoạch còn chưa cao vì chưa phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể xã hội và chưa thực sự dựa vào thực tế nhu cầu học tập của người dân ở địa phương.

Mặt khác, việc kiểm tra, đánh giá hoạt động của các TTHTCĐ chưa thường xuyên, chưa kịp thời; Các điều kiện đảm bảo cho cán bộ quản lý làm

việc, cho việc tổ chức các hoạt động của TTHTCĐ chưa đáp ứng yêu cầu; Vai trò các trường học trên địa bàn đối với TTHTCĐ còn “mờ nhạt”; Chỉ đạo của Phòng GD & ĐT nhìn chung chưa thực sự sâu sát, ...

Vì vậy hoạt động của các TTHTCĐ chưa được phát huy hiệu quả, có những nơi còn bộc lộ tính hình thức trong tổ chức học tập, chất lượng và hiệu quả còn hạn chế. Trong khi đó nhu cầu học tập của nhân dân, đặc biệt là nông dân là rất lớn và đa dạng, TTHTCĐ phải không ngừng nâng cao hiệu quả để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

Bên cạnh đó, ở TTHTCĐ hoạt động học tập là thường xuyên, suốt đời. Đây là hoạt động giáo dục hết sức đa dạng về nội dung và hình thức tổ chức; trong quá trình giáo dục luôn diễn ra sự kết hợp hài hoà giữa giáo dục và đời sống của người dân. Tổ chức hoạt động giáo dục ở TTHTCĐ do đó không quá lệ thuộc vào các điều kiện “cứng” về cơ sở vật chất, đội ngũ người dạy - người học, chương trình và tài liệu như giáo dục trong nhà trường chính quy. Tổ chức và hoạt động của TTHTCĐ là phản ánh rõ nhất tinh thần “Giáo dục cho mọi người” và “Mọi người cho giáo dục” đồng thời minh họa cho bức tranh phong phú về cơ sở giáo dục để cung cấp mọi cơ hội học tập cho người dân trong “xã hội học tập. Để thực hiện tốt chủ trương xây dựng xã hội học tập và tạo điều kiện để mọi người có cơ hội học tập suốt đời, thì việc quản lý nâng cao hiệu quản hoạt động của các TTHTCĐ trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết và quan trọng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng quận 1 thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w