Các yếu tố ảnh hưởng đến côngtác quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động các trung tâm học tập cộng đồng trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng quận 1 thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 38)

hoạt động các trung tâm học tập cộng đồng trong giai đoạn hiện nay

1.4.3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và phát triển TTHTCĐ và hệ thống văn bản pháp lý liên quan TTHTCĐ là yếu tố đầu tiên tác động đến quản lý nâng cao hiệu quả các TTHTCĐ hiện nay:

Xuất phát từ bản chất tốt đẹp vì nhân dân, tận tuỵ phục vụ nhân dân, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục nói chung, Trung tâm học tập cộng đồng nói riêng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc học tập thường xuyên, học tập suốt đời, nâng cao dân trí của nhân dân. Từ quan điểm đúng đắn trên, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị có tính chiến lược, làm cơ sở pháp lý cho việc phát triển mô hình này. Trên cơ sở đó, Bộ Giáo dục & Đào tạo và các Sở Giáo dục đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn để các TTHTCĐ triển khai thực hiện có hiệu quả.

1.4.3.2. Nguồn lực của TTHTCĐ là yếu tố tác động trực tiếp đến quản lý nâng cao hiệu quả các TTHTCĐ.

TTHTCĐ là cơ sở giáo dục không chính quy, ngoài công lập, do dân lập để phục vụ nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc học tập của nhân dân, coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhưng ngân sách nhà nước còn rất nhiều khó khăn nên chỉ hỗ trợ một phần, còn nguồn lực chính phải phát huy sức mạnh của cả cộng đồng. Việc huy động các nguồn lực phải theo phương thức “xã hội hóa”, không trông chờ vào cấp trên mà phải tận dụng các nguồn lực ngay tại cộng đồng. Nguồn lực tác động đến hoạt động của TTHTCĐ gồm nhân lực, vật lực, tài lực và tin lực.

1.4.3.3. Nhận thức và nhu cầu của xã hội đối với Trung tâm học tập cộng đồng là yếu tố quan trọng tác động đến quản lý nâng cao hiệu quả các TTHTCĐ.

Chúng ta biết rằng, nhân loại đang sống trong thời đại của nền kinh tế tri thức, thời đại của công nghệ - thông tin, của sự phát triển nhanh chóng và toàn diện, do đó nhu cầu của mỗi người cần được học tập, tiếp thu thông tin, tri thức của nhân loại để nâng cao chất lượng cuộc sống là vô cùng lớn. Trung tâm học tập cộng đồng là mô hình giáo dục mới, ra đời tại địa bàn dân cư, phục vụ tốt nhu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời của tất cả mọi người trong xã hội, do đó nó có sức hút mạnh mẽ đối với quần chúng nhân dân. Để các TTHTCĐ hoạt động hiệu quả, toàn xã hội và mỗi người học phải có nhận thức đúng đắn về vai trò của TTHTCĐ, có nhu cầu đến với các hoạt động của TTHTCĐ, từ đó tác động trở lại để TTHTCĐ hoạt động hiệu quả và phát triển.

Kết luận chương 1

TTHTCĐ đã được hình thành và phát triển sớm ở nhiều nước trên thế giới, ở nước ta TTHTCĐ đã được hình thành và phát triển gần 20 năm nay. Từ các mô hình thí điểm đầu tiên (năm 1997, 1998) hoạt động của các TTHTCĐ đã tỏ ra có hiệu quả và có tác dụng thật sự trong việc tạo cơ hội học tập cho mọi người trong cộng đồng, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, góp phần phát triển kinh tế của địa phương. Do đó việc xây dựng, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của TTHTCĐ là một yêu cầu tất yếu.

Trong những năm gần đây, đặc biệt trong nền kinh tế tri thức việc tạo điều kiện và cơ hội cho nhân dân học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, vì vậy Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm đến việc phát triển mô hình giáo dục này để phục vụ nhân dân. Trên thực tế, trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều chủ trương và quyết sách đúng đắn, kịp thời cho nên TTHTCĐ đã phát triển hầu hết trên khắp cả nước. Nhiều trung tâm đã đi đúng hướng và thực sự có hiệu quả. Tuy nhiên, bên

cạnh đó vẫn còn nhiều trung tâm hiệu quả hoạt động chưa cao, chưa thực hiện đầy đủ các chức năng của mình.

Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để trong những năm tiếp theo các TTHTCĐ trên phạm vi cả nước nói chung, quận 1, TP Hồ Chí Minh nói riêng đều đi vào hoạt động có hiệu quả, phát triển bền vững, phục vụ tốt nhu cầu học thường xuyên, học suốt đời cho nhân dân, tạo tiền đề xây dựng xã hội học tập, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ mới.

CHƯƠNG 2.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng quận 1 thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 38)