Những thách thức đối với đội ngũ cán bộ Trung tâm học tập cộng đồng trong bối cảnh hiện nay

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng quận 1 thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 32)

cộng đồng trong bối cảnh hiện nay

Thứ nhất: Trong bối cảnh hiện nay, thế giới mà chúng ta đang sống là thế giới của những sự thay đổi lớn. Với những thành tựu phi thường của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, với sự xuất hiện của kinh tế tri thức, với quá trình toàn cầu hóa diễn ra ngày càng sâu rộng, đời sống kinh tế, chính trị, xã hội biến chuyển không ngừng. Mặt khác, với sự ra đời của Internet, các phương tiện truyền thông,...thế giới dường như thu nhỏ lại, mọi người có thể cập nhật kiến thức một các dễ dàng và nhanh chóng hơn bao giờ hết. Đây là một thách thức không nhỏ đối với cán bộ quản lý TTHTCĐ;

Thứ hai: Nhận thức của xã hội, các cấp chính quyền và người dân về vấn đề xây dựng xã hội học tập nói chung, vị trí, vai trò của THHTCĐ nói riêng còn chưa đầy đủ, sự quan tâm chỉ đạo của nhiều địa phương và sự tích cực chủ động tham gia của nhiều người dân còn hạn chế; Sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong việc tổ chức hoạt động tại các TTHTCĐ chưa chặt chẽ và thiếu hiệu quả;

Thứ ba: Nhà nước đã có những hành lang pháp lý nhất định với việc hình thành và phát triển các trung tâm học tập cộng đồng, tuy nhiên chưa có được các chính sách hỗ trợ cụ thể về tổ chức, nguồn nhân lực và chưa có sự

hỗ trợ thoả đáng về ngân sách hoạt động của trung tâm. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu học tập tại TTHTCĐ còn thiếu thốn, chưa phù hợp;

Kinh phí đã được Nhà nước hỗ trợ nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu, trong khi khả năng huy động xã hội hóa còn rất hạn chế. Các tổ chức, cá nhân có khả năng tài trợ chưa sẵn sàng đầu tư vì họ chưa tin tưởng vào hiệu quả hoạt động mà trung tâm có thể đem lại cho cộng đồng.

Thứ tư: Nguồn nhân lực của trung tâm hầu hết là thiếu và yếu. Đa số các cán bộ của các trung tâm đều hoạt động kiêm nhiệm nên họ chưa thực sự yên tâm, toàn tâm toàn ý với sự phát triển của trung tâm. Cán bộ của trung tâm chưa được đào tạo, còn lúng túng trong việc tổ chức và vận hành trung tâm; Trung tâm chưa có khả năng tìm hiểu và phát hiện nhu cầu học tập của cộng đồng; Cán bộ trung tâm cũng chưa có khả năng tổ chức, điều hành, lập kế hoạch và điều phối các hoạt động học tập tại cộng đồng; … …

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng quận 1 thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 32)