Thực trạng tổ chức, quản lý TTHTCĐ ở Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng quận 1 thành phố hồ chí minh (Trang 58 - 62)

Để tìm hiểu về thực trạng tình hình tổ chức, quản lý TTHTCĐ ở Quận 1, TP Hồ Chí Minh chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra nhằm thu thập số liệu. Đối tượng điều tra của chúng tôi bao gồm 50 người (cán bộ quản lý trực tiếp tại các TTHTCĐ là 30 người; cán bộ quản lý TTHTCĐ ở cấp phường là 20 người).

* Câu hỏi 1: Trong công tác quản lý TTHTCĐ, Ông (bà) gặp những thuận lợi, khó khăn gì?

* Về thuận lợi:

TT Nội dung trả lời Số người Tỷ lệ (%)

1 Được sự quan tâm sâu sắc của các cấp uỷ

Đảng, chính quyền địa phương 46 92,0%

2 Được cộng đồng tích cực tham gia hỗ trợ trong

quá trình xây dựng và phát triển TTHTCĐ 41 82,0%

3 Quy chế tổ chức và hoạt động được ban hành

kịp thời 16 32,0%

4 Có đủ nguồn lực cho hoạt động của trung tâm 12 24,0%

5 Được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý TTHTCĐ 34 68,0%

7 Cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm cho nhu

cầu hoạt động của trung tâm 09 18,0%

Bảng 2.10: Thực trạng về những thuận lợi trong công tác quản lý TTHTCĐ ở Quận 1, TP Hồ Chí Minh.

Kết quả bảng 2.10 cho thấy: Hầu hết ý kiến của cán bộ quản lý TTHTCĐ cho rằng trong công tác quản lý TTHTCĐ họ gặp những thuận lợi là:

- Được sự quan tâm sâu sát của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương trong quá trình xây dựng và phát triển TTHTCĐ (92%).

- Có sự hỗ trợ và tham gia tích cực của cộng đồng trong trong quá trình xây dựng và phát triển (82%).

- Được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý TTHTCĐ (68%). Một số ý kiến cho rằng:

- Quy chế tổ chức và hoạt động được ban hành kịp thời (32%). - Có đủ nguồn lực cho hoạt động của TTHTCĐ (24%).

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị được bảo đảm cho nhu cầu hoạt động của TTHTCĐ (18%)

* Về khó khăn:

TT Nội dung trả lời Số người Tỷ lệ (%)

1

Đảng uỷ, UBND phường chưa đưa nhiệm vụ, chỉ tiêu, giải pháp thực hiện để phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm vào nghị quyết, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chính trị hàng năm của địa phương.

4 8,0%

2

Sự hỗ trợ và tham gia của cộng đồng trong quá trình xây dựng và phát triển TTHTCĐ còn hạn chế.

14 28,0%

3 Kinh phí hoạt động không đáp ứng được nhu

cầu hoạt động thường xuyên của TTHTCĐ. 32 64,0%

4

Sự kiểm tra, đôn đốc, uốn nắn thực hiện toàn diện hoạt động của trung tâm của ngành GD còn thiếu thường xuyên.

17 34,0%

5 Cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động của TTHTCĐ. 38 76,0% Bảng 2.11: Thực trạng những khó khăn trong công tác quản lý của cán

bộ quản lý các TTHTCĐ

Kết quả ở bảng 2.11 cho thấy: Phần nhiều cán bộ quản lý TTHTCĐ cho rằng, những vướng mắc, khó khăn gặp phải trong công tác quản lý TTHTCĐ là:Cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động của

trung tâm (76%); Kinh phí hoạt động còn eo hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động của TTHTCĐ (64%).

Một số ý kiến cho rằng: Sự kiểm tra, đôn đốc thực hiện các hoạt động của TTHTCĐ của ngành GD&ĐTcòn thiếu thường xuyên (34%); Sự hỗ trợ và tham gia của cộng đồng trong quá trình xây dựng và phát triển cộng đồng còn hạn chế (28%); Đảng uỷ, UBND Phường chưa đưa nhiệm vụ, chỉ tiêu, giải pháp thực hiện để phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của các TTHTCĐ vào Nghị quyết, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chính trị hàng năm của địa phương (8%).

* Câu hỏi 2: Theo Ông (bà), quản lý trung tâm học tập cộng đồng là quản lý những gì?

TT Nội dung trả lời Số người Tỷ lệ (%)

1 Quản lý kế hoạch hoạt động 47 94,0%

2 Quản lý nội dung, chương trình GD- đào tạo 43 86,0%

3

Quản lý học viên, đội ngũ giảng viên, báo cáo viên (trong thời gian giảng dạy và học tập tại trung tâm)

41 82,0%

4 Quản lý các nguồn lực 37 74,0%

5 Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị 34 68,0%

6 Quản lý hồ sơ sổ sách 30 60%

Bảng 2.12: Những nội dung cần quản lý ở TTHTCĐ.

Kết quả bảng 2.12 cho thấy: phần đông các ý kiến của cán bộ quản lý TTHTCĐ, quản lý TTHTCĐ là: “quản lý kế hoạch hoạt động” (94%); “quản lý nội dung chương trình GD- đào tạo” (86%); “quản lý học viên, báo cáo viên”(82%); “quản lý các nguồn lực” (74%); “quản lý cơ sở vật chất” (68%); “quản lý hồ sơ, sổ sách” (60%). Kết quả này cho chúng ta thấy, hầu hết cán bộ quản lý TTHTCĐ đều hiểu công việc quản lý của mình ở trung tâm là kế hoạch hoạt động; quản lý nội dung chương trình GD- đào tạo; quản lý đội ngũ

giảng viên, báo cáo viên; quản lý các nguồn lực; quản lý cơ sở vật chất và quản lý hồ sơ sổ sách ở trung tâm.

Tuy nhiên vẫn còn 40% ý kiến cho rằng cán bộ quản lý TTHTCĐ không quản lý hồ sơ sổ sách; 32% cho rằng cán bộ quản lý TTHTCĐ không quản lý cơ sở vật chất; 26% cho rằng cán bộ quản lý TTHTCĐ không quản lý các nguồn lực; 18% cán bộ quản lý không quản lý đội ngũ giảng viên, báo cáo viên; chỉ có 14%cán bộ quản lý cho rằng cán bộ quản lý TTHTCĐ không quản lý nội dung chương trình GD- đào tạo và 6% cho rằng cán bộ quản lý không quản lý kế hoạch hoạt động của trung tâm.

* Câu hỏi 3: Để công tác quản lý TTHTCĐ đạt hiệu quả cao, theo Ông (bà), cần phải làm gì?

TT Nội dung trả lời Số người Tỷ lệ (%)

1

Tăng cường sự chỉ đạo của Đảng uỷ, UBND Phường đưa nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp thực hiện để phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động TTHTCĐ và Nghị quyết, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chính trị hàng năm của địa phương.

47 94,0%

2

Đẩy mạnh công tác liên kết, phối hợp chặt chẽ, thường xuyên của các cấp, các ngành, các đoàn thể, các tổ chức xã hội trong quá trình xây dựng và tổ chức quản lý TTHTCĐ.

45 90%

3 Xây dựng được cơ chế hoạt động, cơ chế quản

lý phù hợp. 39 78,0%

4

Huy động được sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý, điều hành hoạt động TTHTCĐ.

42 84,0%

5 Tăng cường nguồn lực cho hoạt động thường

xuyên của TTHTCĐ. 34 68,0%

TT Nội dung trả lời Số người Tỷ lệ (%)

động của TTHTCĐ.

7 Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ

TTHTCĐ. 32 64,0%

Bảng 2.13: Thực trạng về công tác tìm kiếm giải pháp quản lý hoạt động của TTHTCĐ

Kết quả bảng 2.13 cho thấy: Hầu hết các ý kiến đều cho rằng, để nâng cao công tác quản lý hoạt động của TTHTCĐ đạt hiệu quả cần: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng uỷ, UBND Phường đưa nhiệm vụ, chỉ tiêu, giải pháp thực hiện để nâng cao hiệu quả hoạt động TTHTCĐ vào Nghị quyết, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chính trị hàng năm của địa phương (94%); đẩy mạnh công tác phối hợp chặt chẽ, thường xuyên của các cấp, các ngành, các đoàn thể, các tổ chức xã hội trong quá trình xây dựng và tổ chức quản lý, điều hành TTHTCĐ (90%); huy động được sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý, điều hành hoạt động TTHTCĐ (84%); tăng cường nguồn lực hoạt động thường xuyên của TTHTCĐ (68%); bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý TTHTCĐ (64%); có cơ chế kiểm tra, đánh giá, giám sát hoạt động của TTHTCĐ (58%).

Kết quả trên cho thấy, hầu hết cán bộ quản lý TTHTCĐ Phường đã nhận thức được những công tác cần quan tâm để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý các hoạt động của TTHTCĐ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng quận 1 thành phố hồ chí minh (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w