Tăng cường côngtác lãnh đạo của phường, chỉ đạo chuyên môn của phòng GD&ĐT, sự phối hợp của các ban, ngành ở địa phương

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng quận 1 thành phố hồ chí minh (Trang 83 - 87)

3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp

Nhằm giúp cho các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền thấy được vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của chính quyền có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của TTHTCĐ

3.2.4.2. Nội dung của giải pháp

Trước hết cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của chính quyền đối với các TTHTCĐ. Kinh nghiệm cho thấy khi cấp ủy và chính quyền các cấp nhận thức rõ tầm quan trọng của chủ trương “Xây dựng xã hội học tập”, thực sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, triển khai các Nghị quyết của

Đảng và chính sách của Nhà nước vào cuộc sống thì ở những nơi đó phong trào khuyến học, khuyến tài, TTHTCĐ ở đó phát triển vững chắc và tổ chức hoạt động đem lại hiệu quả cao.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện giải pháp

- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương

Đảng uỷ các phường có Nghị quyết về Đề án “Xây dựng xã hội học tập” mà cốt lõi của nó là xây dựng và phát triển TTHTCĐ. Hàng năm đưa nội dung xây dựng và phát triển TTHTCĐ vào chương trình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Có đánh giá hàng kỳ, hàng năm gắn với sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng của địa phương.

Hàng năm, Đảng ủy Phường có Nghị quyết về cấp kinh phí cho việc xây dựng và phát triển TTHTCĐ, Nghị quyết về huy động nguồn lực trong cộng đồng dân cư. Trong mỗi kỳ họp của Đảng ủy có nội dung báo cáo đánh giá về tổ chức hoạt động của TTHTCĐ.

UBND phường có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành trực tiếp các hoạt động của TTHTCĐ, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, nơi làm việc, trang thiết bị cho TTHTCĐ hoạt động, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương phải có nội dung về TTHTCĐ, kinh phí cho trung tâm hoạt động,…

Hàng năm, UBND phường cần có kế hoạch phối hợp với phòng GD&ĐT tổ chức kiểm tra toàn diện TTHTCĐ (mỗi năm tối thiểu một lần); phối hợp với phòng GD&ĐT xây dựng các tiêu chí, nội dung kiểm tra, bảng điểm để đánh giá xếp loại TTHTCĐ.

Hàng tháng, hàng quý cấp uỷ, chính quyền phường nắm bắt các hoạt động của TTHTCĐ thông qua báo cáo của trung tâm và qua thực tế, phân công lãnh đạo đến dự các đợt sơ kết, tổng kết của TTHTCĐ. Thường xuyên chấn chỉnh những lệch lạc trong tổ chức hoạt động của TTHTCĐ.

Thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng TTHTCĐ trong các đợt sơ kết, tổng kết hàng năm, động viên khuyến khích BGĐ và cán bộ, giáo viên, hướng dẫn viên của trung tâm bằng chế độ đãi ngộ kịp thời.

- Đảm bảo sự quản lý và chỉ đạo chuyên môn của phòng GD&ĐT

Phòng GD&ĐT cử một đồng chí lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo và một chuyên viên phụ trách công tác TTHTCĐ với nhiệm vụ:

+ Xây dựng kế hoạch phát triển các TTHTCĐ,

+ Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và tham mưu cho UBND quận ra quyết định thành lập hoặc giải thể TTHTCĐ,

+ Quản lý chỉ đạo, tổ chức tập huấn, theo dõi, kiểm tra nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các TTHTCĐ,

+ Lập hồ sơ theo dõi và thống kê kịp thời các hoạt động của các TTHTCĐ trên cơ sở báo cáo hàng quý của trung tâm và trên các kênh thông tin khác.

Kế hoạch phát triển giáo dục hàng năm của phòng GD&ĐT phải có nội dung về xây dựng và phát triển TTHTCĐ; trong đó cần định hướng những nội dung lớn trong tổ chức hoạt động của các trung tâm.

Trong kế hoạch dự báo 5 năm của nggành GD&ĐT phải gắn kế hoạch phát triển của các TTHTCĐ trên địa bàn.

Tổ chức tư vấn, hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, hướng dẫn viên tại các TTHTCĐ.

Phối hợp với trung tâm GDTX chọn, cử giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy các lớp bổ túc THCS và một số chuyên đề tại các TTHTCĐ. Cung cấp các nội dung, chương trình, tài liệu tập huấn, học tập cho các trung tâm.

Tham mưu tăng cường, bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị ban đầu cho các trung tâm khi có nguồn kinh phí hỗ trợ của ngành.

Chủ trì phối hợp với UBND phường xây dựng các tiêu chí, nội dung hoạt động của TTHTCĐ, xây dựng thang điểm đánh giá, xếp loại trung tâm.

Phối hợp với UBND phường tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại TTHTCĐ. Chấn chỉnh những lệch lạc trong quản lý, chỉ đạo chuyên môn và tổ chức thực hiện của các TTHTCĐ.

Có sơ kết, tổng kết các hoạt động của TTHTCĐ gắn với sơ kết, tổng kết của ngành. Tham mưu cho UBND quận sơ kết 5 năm thực hiện xây dựng và phát triển TTHTCĐ trên địa bàn Quận.

Tham mưu cho UBND quận thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng với các TTHTCĐ nhằm động viên, khuyến khích kịp thời cán bộ quản lý, giáo viên, hướng dẫn viên các trung tâm.

- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội ở địa phương

Trong phối hợp liên kết giữa TTHTCĐ với các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội tại địa bàn phải đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong xây dựng kế hoạch và hoạt động của TTHTCĐ

Tuyên truyền cho mọi người trong cộng đồng nhận thức được vai trò của TTHTCĐ trong xã hội hiện nay, thấy được TTHTCĐ hình thành là để đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Phát huy sức mạnh của toàn dân trong việc xây dựng và phát triển TTHTCĐ, thể hiện TTHTCĐ là của toàn dân, do nhân dân xây dựng có sự quản lý hỗ trợ của Nhà nước.

Muốn công tác xã hội hoá đạt được kết quả cao cần làm tốt công tác tuyên truyền trên nhiều các kênh thông tin đại chúng như truyền thanh, truyền hình, sách báo, tài liệu…Trên nhiều phương diện khác nhau như mở hội nghị, lồng ghép, tích hợp trong các buổi sinh hoạt xóm, thôn, bản; trong các buổi sinh hoạt chi bộ. Tuyên truyền thông qua các các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội; thông qua các văn bản của TTHTCĐ.

3.2.4.4.Điều kiện đảm bảo cho thực hiện giải pháp

- Có cơ chế và sự chỉ đạo đồng bộ từ quận đến cơ sở để các phường triển khai một cách có hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương;

- Ban giám đốc và cán bộ quản lý TTHTCĐ cần tìm hiểu, nghiên cứu các chức năng, nhiệm vụ của từng ban, ngành đoàn thể cấp Phường để chủ động phối hợp, tăng cường hợp tác, liên kết, khai thác nguồn lực hỗ trợ hoạt động cho TTHTCĐ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm.

- Mọi cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần chủ trương lớn của Đảng về “xây dựng xã hội học tập”, phải thể hiện trách nhiệm của mình đối với cộng đồng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng quận 1 thành phố hồ chí minh (Trang 83 - 87)