Nội dung, phương pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động các trung tâm học tập cộng đồng trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng quận 1 thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 35)

các trung tâm học tập cộng đồng trong giai đoạn hiện nay

TTHTCĐ là loại hình cơ sở giáo dục có nhiều nét đặc thù so với các loại hình trường học và trung tâm giáo dục khác. Nó là trung tâm học tập tự chủ của cộng đồng cấp xã, có sự quản lý hỗ trợ của Nhà nước, đồng thời phát huy mạnh mẽ sự tham gia, đóng góp của người dân trong cộng đồng dân cư để xây dựng và phát triển các trung tâm theo cơ chế Nhà nước và nhân dân cùng

làm. Do đó, quản lý ở các TTHTCĐ có nhiều điểm khác và có phần phức tạp hơn so với việc quản lý ở các cơ sở giáo dục đã ổn định trước đây.

Trước hết. quản lý TTHTCĐ cũng nhằm đạt được mục tiêu phát triển nhân cách người học và làm cho Trung tâm phát triển ngày càng vững chắc. Tuy nhiên, nếu như quản lý ở các nhà trường truyền thống có thể căn cứ vào các đặc điểm lứa tuổi, các chương trình giáo dục và giảng dạy cụ thể theo từng năm học...để xác định và đánh giá việc thực hiện mục tiêu thì quản lý ở TTHTCĐ chỉ có thể dựa trên việc thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân trong cộng đồng và những bước phát triển ngày càng bền vững của cộng đồng để làm tiêu chuẩn phấn đấu và định giá thành công.

Về chu trình quản lý, các tác động quản lý đối với TTHTCĐ vẫn dựa trên việc thực hiện các chức năng quản lý đối với một cơ sở giáo dục như chức năng kế hoạch hoá, chức năng tổ chức, chức chỉ đạo điều hành, chức năng kiểm tra, đánh giá và phải coi trọng công tác thông tin quản lý. Tuy nhiên, phải có cách quản lý phù hợp với những điều kiện của TTHTCĐ như: Đối tượng người dạy – người học rất đa dạng và không cố định; Việc tổ chức các hoạt động giáo dục không theo một nội dung và chương trình có sẵn mà phải là công cuộc vận động, tìm hiểu nhu cầu của người dân; Cơ sở vật chất của trung tâm không phải là được trang bị riêng biệt mà là sự tổng hợp của các ban ngành, chính quyền địa phương…

Trong điều kiện hệ thống TTHTCĐ ở nước ta mới được hình thành và đang trong giai đoạn vừa phát triển, vừa hoàn thiện mô hình tổ chức như hiện nay, các cấp quản lý và các cán bộ quản lý, chỉ đạo, trước hết là đội ngũ cán bộ quản lý ở các TTHTCĐ phải luôn chủ động, tự giác và không ngừng sáng tạo mới có thể đảm nhiệm tốt trách nhiệm trước cộng đồng và làm cho TTHTCĐ phát triển bền vững, hoạt động có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng quận 1 thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 35)