Nhận thức của cán bộ và nhân dân Quận 1, TP Hồ Chí Minh về TTHTCĐ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng quận 1 thành phố hồ chí minh (Trang 50 - 58)

2.4.1. Nhận thức của cán bộ và nhân dân Quận 1, TP Hồ Chí Minh về TTHTCĐ TTHTCĐ

Để tìm hiểu thực trạng nhận thức về TTHTCĐ ở Quận 1, TP Hồ Chí Minh, chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra để thu thập số liệu. Số lượng là 330 phiếu, được chọn ngẫu nhiên trong 02 nhóm đối tượng cụ thể.

- Nhóm 1: Cán bộ ban, ngành, đoàn thể Quận – Phường là 80 người; - Nhóm 2: Nhân dân trên địa bàn Quận là 250 người.

Kết quả điều tra được chúng tôi phân tích theo các nội dung sau đây: 2.4.1.1. Nhận thức của cán bộ Quận 1 về TTHTCĐ (Nhóm 1)

* Câu hỏi 1: Theo Ông (bà), TTHTCĐ có vị trí như thế nào trong hệ thống GD quốc dân?

TT Nội dung trả lời Số người Tỷ lệ (%)

1 Là một cơ sở GD chính quy, nằm trong hệ

thống GD quốc dân. 05 6,3%

2 Là một cơ sở GD chính quy, không nằm trong

hệ thống GD quốc dân. 03 3,8%

3 Là cơ sở GD không chính quy, không nằm

trong hệ thống GD quốc dân. 02 2,5%

4

Là một cơ sở GD thường xuyên, nằm trong hệ thống GD quốc dân và được tổ chức tại cộng

đồng cấp Phường.

70 87,5%

Bảng 2.1: Nhận thức của các ban, ngành, đoàn thể về TTHTCĐ Kết quả bảng 2.1 cho thấy: Số người quan niệm về “TTHTCĐ là một cơ sở GD thường xuyên, nằm trong hệ thống GD quốc dân và được tổ chức tại cộng đồng cấp Phường” chiếm tỷ lệ cao nhất (87,5%). Điều này cho thấy hiểu biết của cán bộ các ban, ngành, đoàn thể ở Quận, Phường về vị trí của TTHTCĐ là khá rõ. Tuy nhiên vẫn còn 12,5% số người hiểu chưa đúng và chưa đầy đủ về TTHTCĐ.

TT Nội dung trả lời Số người Tỷ lệ (%)

1 Chức năng GD và đào tạo 73 91,3%

2 Chức năng tư vấn, thông tin 33 41,3%

3 Chức năng liên kết và phối hợp 67 83,8%

4 Chức năng phát triển cộng đồng 56 70%

Bảng 2.2: Nhận thức của cán bộ các ban, ngành, đoàn thể về chức năng của TTHTCĐ

Kết quả ở bảng 2.2 cho thấy: Số lượng người quan niệm “TTHTCĐ có chức năng GD- đào tạo” và “TTHTCĐ có chức năng liên kết- phối hợp” chiếm tỷ lệ cao (91,3% và83,8%), còn hai chức năng “tư vấn, thông tin” và “phát triển cộng đồng” tỷ lệ chưa cao (41,3% và70%). Điều này cho thấy nhận thức của cán bộ các ban, ngành, đoàn thể Quận- Phường chưa thật đầy đủ về các chức năng của TTHTCĐ.

* Câu hỏi 3: Theo Ông (bà), TTHTCĐ có tác dụng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương?

TT Nội dung trả lời Số người Tỷ lệ (%)

1

TTHTCĐ là cơ sở GD thường xuyên cấp phường, đủ tư cách pháp nhân tiến hành các hoạt động về GD thường xuyên, đáp ứng mọi nhu cầu về học tập thường xuyên, học tập suốt đời cho người dân

68 85,0%

2

TTHTCĐ góp phần cùng với các tổ chức chính trị- xã hội cơ sở nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tuyên truyền GD cho nhân dân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

65 81,3%

3

TTHTCĐ góp phần cùng với các ban, ngành, đoàn thể triển khai các chương trình, mục tiêu, chuyển giao khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo tăng hộ khá và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân

74 92,5%

TT Nội dung trả lời Số người Tỷ lệ (%)

cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư

Bảng 2.3: Nhận thức của cán bộ các ban, ngành, đoàn thể quận- phường về tầm quan trọng của TTHTCĐ đối với việc phát triển kinh tế - xã hội

Kết quả ở bảng 2.3 cho thấy: Số người quan niệm “TTHTCĐ góp phần cùng với ban, ngành, đoàn thể triển khai các chương trình, mục tiêu, chuyển giao khoa học kỹ thuật nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo tăng hộ khá và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân” chiếm tỷ lệ cao (92,5%).Chiếm vị trí thứ hai là quan niệm “TTHTCĐ là cơ sở GD thường xuyên cấp Phường đủ tư cách pháp nhân và tiến hành các hoạt động về GD thường xuyên, đáp ứng mọi nhu cầu về học tập thường xuyên, học tập suốt đời cho mọi người dân” chiếm tỷ lệ (85%); và chiếm tỷ lệ thấp nhất là quan niệm “TTHTCĐ góp phần thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở các cộng đồng dân cư” (72,5%). Điều này cho thấy, nhận thức của cán bộ các ban, ngành, đoàn thể quận- Phường là khá đẩy đủ về vai trò cơ bản của TTHTCĐ; tuy nhiên, vai trò đóng góp sâu rộng của TTHTCĐ “góp phần thúc đẩy việc thực hiện toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở các cộng đồng dân cư” vẫn còn gần 30% số người chưa nhận thức đầy đủ.

* Câu hỏi 4: Theo Ông (bà), công tác nào dưới đây được cán bộ quản lý TTHTCĐ của địa phương thực hiện đạt hiệu quả nhất?

TT Nội dung trả lời Số người Tỷ lệ (%)

1 Công tác tham mưu, tranh thủ sự chỉ đạo của

Đảng ủy, Ủy ban nhân dân. 77 96,3%

2 Công tác điều tra, phân tích, tổng hợp nhu cầu

học tập của nhân dân. 49 61,3%

3 Cộng tác xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt

động hàng tháng, quí, năm của trung tâm. 53 66,3%

TT Nội dung trả lời Số người Tỷ lệ (%)

với các ban ngành, đoàn thể ở địa phương về các nội dung có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của TTHTCĐ

5

Công tác biên soạn tài liệu, sách báo, thông tin khoa học kỹ thuật, thông tin thời sự, các truyền thông văn hoá của địa phương và của nhà nước để phục vụ nhu cầu tìm hiểu của nhân dân.

19 23,8%

Bảng 2.4: Nhận thức của cán bộ ban, ngành, đoàn thể quận- phường về hiệu quả hoạt động của cán bộ quản lý TTHTCĐ đối với hoạt động

của TTHTCĐ

Kết quả bảng 2.4 cho thấy: công tác được cán bộ quản lý TTHTCĐ thực hiện đạt hiệu quả được nhiều người đồng tình cao như: “Công tác tham mưu, tranh thủ sự chỉ đạo của Đảng ủy,Ủy ban nhân dân” (96,3%); “côngtác xây dựng quy chế phối hợp hoạt động với các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương về nội dung có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của TTHTCĐ” (83,8%); các công tác mà ban quản lý TTHTCĐ thực hiện đạt hiệu quả chưa cao “công tác xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động tháng, quý, năm của trung tâm” (66,3%); “công tác điều tra, phân tích, tổng hợp nhu cầu học tập của nhân dân” (61,3%); đặc biệt là “công tác biên soạn tài liệu, sách, thông tin khoa học kỹ thuật, thông tin thời sự, các truyền thông văn hoá của địa phương và của nhà nước để phục vụ nhu cầu tìm hiểu của nhân dân” (23,8%). Điều này cho thấy hoạt động của cán bộ quản lý các TTHTCĐ trong lĩnh vực biên soạn tài liệu, sách, báo, các thông tin khoa học kỹ thuật, thông tin thời sự, truyền thông văn hoá của địa phương để phục vụ nhu cầu tìm hiểu của nhân dân chưa được quan tâm một cách đúng mức.

* Câu hỏi 5: Theo Ông (bà), những nguyên nhân nào khiến cho TTHTCĐ hiện nay hoạt động chưa có hiệu quả?

TT Nội dung trả lời Số người Tỷ lệ (%)

TT Nội dung trả lời Số người Tỷ lệ (%)

TTHTCĐ chưa được quan tâm đúng mức. 2

Chưa thực hiện tốt công tác điều tra, xử lý thông tin về nhu cầu học tập của nhân dân trong cộng đồng.

49 61,3% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3

Chưa xây dựng được nội dung chương trình học tập phù hợp với đối tượng, nhu cầu học tập của người dân trong cộng đồng.

25 31,3%

4

Chưa huy động được sự tham gia, hưởng ứng và hỗ trợ của các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội cho hoạt động của TTHTCĐ.

43 53,8%

5 Cơ sở, vật chất, trang thiết bị chưa đáp ứng

được cho hoạt động của TTHTCĐ. 69 86,3%

6

Kinh phí hoạt động của trung tâm còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động của TTHTCĐ

51 63,8%

Bảng 2.5: Nhận thức của cán bộ các ban, ngành, đoàn thể về nguyên nhân dẫn đến việc TTHTCĐ hoạt động chưa có hiệu quả.

Ở kết quả bảng 2.5 cho thấy: Các nguyên nhân dẫn đến TTHTCĐ hoạt động chưa đạt hiệu quả được sự đồng thuận cao là “Cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đáp ứng được cho hoạt động của TTHTCĐ” (86,3%); tiếp đến là “công tác tuyên truyền cho nhân dân về TTHTCĐ chưa được quan tâm đúng mức” (71,3%); “Kinh phí hoạt động của TTHTCĐ còn hạn hẹp chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động học tập của người dân trong cộng đồng” (63,8%); công tác “huy động được sự tham gia hưởng ứng và hỗ trợ của các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội cho hoạt động của TTHTCĐ” (53,8%); công tác “xây dựng nội dung, chương trình học tập phù hợp với đối tượng, nhu cầu học tập của người dân trong cộng đồng” thấp (31,3%). Vì vậy, đây chưa phải là nguyên nhân dẫn đến hoạt động của TTHTCĐ chưa đạt hiệu quả.

* Câu hỏi 1: Theo Ông (bà), sở dĩ hộ mình còn nghèo và trong phường của mình vẫn còn những hộ gia đình còn nghèo, là do những nguyên nhân nào?

TT Nội dung trả lời Số người Tỷ lệ (%)

1 Không có vốn để làm ăn 220 88,0%

2 Không biết cách làm ăn 170 68,0%

3 Thiếu khoa học kỹ thuật, thiếu thông tin 192 76,8%

4 Không được sự hỗ trợ của cộng đồng 132 52,8%

5 Chưa chịu khó chăm chỉ làm ăn 96 38,4%

Bảng 2.6: Nhận thức của người dân về nguyên nhân nghèo

Kết quả ở bảng 2.6 cho thấy: Phần nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân của hộ mình còn nghèo và trong phường của mình vẫn còn những hộ gia đình nghèo, là do “không có vốn để làm ăn” là 88%; “thiếu khoa học kỹ thuật, thiếu thông tin” là 76,8%; “không được sự hỗ trợ của cộng đồng” là 52,8% và “Chưa chịu khó chăm chỉ làm ăn” là 38,4%. Ngoài ra còn hai ý kiến khác cho rằng: “trình độ học vấn còn hạn chế”; “chưa được trang bị những kiến thức về khoa học kỹ thuật, thiếu thông tin”… nhằm giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

* Câu hỏi 2: Theo Ông (bà), cơ sở nào để ông (bà) đến để học tập.

TT Nội dung trả lời Số người Tỷ lệ (%)

1 Trường tiểu học 41 16,4%

2 Trường trung học cơ sở 32 12,8%

3 Trường trung học phổ thông 19 7,6%

4 Trung tâm GD thường xuyên 124 49,6%

5 Trường dạy nghề 139 55,6%

6 Trung tâm học tập cộng đồng ở Phường 213 85,2% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.7: Nhận thức của người dân về địa điểm học tập tại cộng đồng Kết quả bảng 2.7 cho thấy: Phần lớn người dân đều nhận thức rõ “Trung tâm học tập cộng đồng ở Phường/xã/thị trấn” là 85,2%; là nơi có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu “cần gì học nấy” cho mọi người, ở mọi lứa tuổi đến để học tập.

* Câu hỏi 3: Theo Ông (bà), TTHTCĐ đem lại những lợi ích gì cho người dân?

TT Nội dung trả lời Số người Tỷ lệ (%)

1 TTHTCĐ dạy cho người dân biết đọc, biết

viết, nâng cao trình độ cho người dân. 221 88,4%

2

TTHTCĐ dạy cho người dân biết kỹ thuật, nghề thủ công và dạy cho người dân biết cách làm ăn.

237 94,8%

3 TTHTCĐ tuyên truyền, hướng dẫn chính sách,

pháp luật cho người dân. 195 78,0%

4 TTHTCĐ có nhiều sách báo, tài liệu để người

dân đến đọc nâng cao hiểu biết. 104 41,6%

5

TTHTCĐ hướng dẫn cho người dân biết cách giữ gìn sức khoẻ, phòng ngừa bệnh, biết cách nuôi dưỡng con một cách khoa học, giữ gìn môi trường.

109 43,6%

6 TTHTCĐ tổ chức các phong trào vui chơi, giải

trí, thể dục- thể thao cho người dân. 82 32,8%

Bảng 2.8: Nhận thức của người dân trong cộng đồng về tầm quan trọng của trung tâm học tập cộng đồng.

Kết quả ở bảng 2.8 cho thấy: Số đông người dân trong cộng đồng đồng thuận là TTHTCĐcó vai trò quan trọng trong việc “dạy cho người dân biết kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, nghề thủ công, dạy cho người dân biết cách làm ăn”(94,8%);“dạy cho người dân biết đọc, biết viết, nâng cao trình độ người dân”(88,4%); “tuyên truyền, hướng dẫn chính sách, pháp luật cho người dân” (78%); một số lĩnh vực chưa được người dân trong cộng đồng đồng thuận cao như: “hướng dẫn cho người dân biết cách giữ gìn sức khoẻ, phòng ngừa bệnh,

biết cách nuôi dưỡng con một cách khoa học, giữ gìn môi trường” (43,6%); “TTHTCĐ có nhiều sách báo, tài liệu để người dân đến đọc nâng cao hiểu biết” (41,6%); “TTHTCĐ tổ chức phong trào vui chơi, giải trí, thể dục thể thao cho người dân” (32,8%).

* Câu hỏi 4: Ông (bà), có mong muốn gì đối với TTHTCĐ ở địa phương?

TT Nội dung trả lời Số người Tỷ lệ (%)

1 TTHTCĐ có phòng đọc sách báo, có nơi sinh

hoạt, giải trí, thể dục- thể thao cho người dân. 207 82,8%

2 TTHTCĐ có đầy đủ các phương tiện nghe,

nhìn, sách, báo, các tài liệu cho người dân. 189 75,6%

3

TTHTCĐ có đội ngũ hiểu biết rộng rãi đáp ứng được mọi thắc mắc, khó khăn trong cuộc sống, trong sản xuất – kinh doanh cho người dân.

201 80,4%

4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TTHTCĐ cần mở nhiều lớp kiến thức về chính sách, pháp luật, khoa học kỹ thuật, dạy nghề cho nhân dân.

237 94,8%

Bảng 2.9: Mong muốn của người dân về khả năng, điều kiện hoạt động và nội dung hoạt động của TTHTCĐ

Kết quả của bảng 2.9 cho thấy: Số đông người dân đều mong muốn TTHTCĐ cần nâng cao điều kiện và khả năng, nội dung hoạt động để đáp ứng nhu cầu của người dân trong cộng đồng đó là “TTHTCĐ cần mở nhiều lớp kiến thức về chính sách, pháp luật, khoa học kỹ thuật, dạy nghề cho nhân dân” (94,8%); “TTHTCĐ có phòng đọc sách, có nơi sinh hoạt, giải trí, thể dục- thể thao” (82,8%); “TTHTCĐ có đội ngũ cán bộ hiểu biết rộng, giải quyết được mọi thắc mắc, khó khăn trong cuộc sống, trong sản xuất – kinh doanh cho người dân” (80,4%); “TTHTCĐ có đầy đủ các phương tiện nghe, nhìn, sách, báo, tạp chí, tài liệu phục vụ cho người dân” (75,6%).

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng quận 1 thành phố hồ chí minh (Trang 50 - 58)