Thăm dò tính khả thi của các giải pháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng quận 1 thành phố hồ chí minh (Trang 88 - 91)

Để thăm thăm dò tính khả thi của các giải pháp đề xuất, chúng tôi đã dùng phiếu điều tra. Đối tượng điều tra là cán bộ quản lý các TTHTCĐ ở Phường và lãnh đạo các cơ quan, ban ngành, đoàn thể ở Quận 1, TP Hồ Chí Minh gồm 80 người.

Kết quả thăm dò được thể hiện ở bảng 3.1. Số TT GIẢI PHÁP SỐ NGƯỜI (TỶ LỆ%) Đồng ý Không đồng ý Còn băn khoăn SL % SL % SL % 1

Xây dựng và phát triển các hoạt động của TTHTCĐ đa dạng, hiệu quả

78 97,5

% 0 0% 2

2,5 % 2 Nâng cao năng lực quản lý của các

BGĐ TTHTCĐ 77

96,3

% 0 0% 3

3,8 % 3 Xây dựng đội ngũ giáo viên, hướng

dẫn viên của TTHTCĐ 76 95,0 % 0 0% 4 5,0 % 4

Tăng cường công tác lãnh đạo của phường, chỉ đạo chuyên môn của phòng GD&ĐT, sự phối hợp của các ban, ngành ở địa phương

77 96,3

% 0 0% 3

3,8 % Bảng 3.1: Kết quả thăm dò tính khả thi của các giải pháp quản lý hoạt động của các TTHTCĐ ở Quận 1, TP Hồ Chí Minh.

Kết quả thăm dò cho thấy, các giải pháp đưa ra có đa số người được hỏi tán thành cao. Giải pháp “ Xây dựng và phát triển các hoạt động của TTHTCĐ đa dạng, hiệu quả'' có số đông ý kiến chiếm tỷ lệ (97,5%); giải pháp “Nâng cao năng lực quản lý của các BGĐ TTHTC Đ” và giải pháp “tăng cường công tác lãnh đạo của phường, chỉ đạo chuyên môn của Phòng GD&ĐT, sự phối hợp của các ban, ngành địa phương” có số đông ý kiến đứng thứ hai (96,3%).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các TTHTCĐ trên địa bàn quận 1, TP. Hồ Chí Minh cần phải xây dựng được các giải pháp đồng bộ, từ khâu xây dựng và đa dạng hóa các hoạt động đến nâng cao năng lực quản lý, xây dựng đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên đến việc tăng cường lãnh đạo của xã, chỉ đạo chuyên môn của phòng GD&ĐT, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương với TTHTCĐ.

Với việc đề xuất 4 giải pháp về quản lý, phát triển TTHTCĐ nhằm nâng cao năng lực quản lý, hiệu quả hoạt động của các trung tâm. Qua thăm dò, trao đổi xin ý kiến của những người hiểu biết, có trách nhiệm đã khẳng định các giải pháp: Xây dựng và phát triển các hoạt động của TTHTCĐ đa dạng, hiệu quả; Nâng cao năng lực quản lý của BGĐ các trung tâm; Xây dựng đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên đa dạng, hiệu quả; Tăng cường lãnh đạo của xã, chỉ đạo chuyên của phòng GD&ĐT, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương với TTHTCĐ đều là cần thiết và có tính khả thi cao. Để thực hiện tốt các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của TTHTCĐ thì cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp.

Tuy nhiên để thực hiện được các giải pháp sẽ gặp phải không ít khó khăn, đòi hỏi phải có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp quản lý, sự tham gia của các cấp, các ngành và của toàn xã hội.

Trên cơ sở các giải pháp đề xuất của đề tài, mở ra hướng nghiên cứu cho các đề tài tiếp theo, chẳng hạn như các vấn đề: Thu hút, khai thác nguồn lực từ cộng đồng; Nâng cao năng lực giám sát, đánh giá TTHTCĐ; Nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ phụ trách TTHTCĐ v.v....

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng quận 1 thành phố hồ chí minh (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w