Xây dựng và phát triển các hoạt động của TTHTCĐ đa dạng, hiệu quả

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng quận 1 thành phố hồ chí minh (Trang 68 - 72)

Quận 1, TP Hồ Chí Minh

3.2.1. Xây dựng và phát triển các hoạt động của TTHTCĐ đa dạng, hiệu quả hiệu quả

3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp

Nhằm đưa hoạt động của các TTHTCĐ đảm bảo phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức tổ chức hoạt động và đảm bảo hiệu quả thiết thực qua các hoạt động tại trung tâm, đáp ứng tối đa nhu cầu học tập tại cộng đồng. Thông qua các chương trình đào tạo, người dân có thể ứng dụng các kỹ năng, kiến thức được học tập, áp dụng vào cuộc sống, phát triển kinh tế gia đình, địa phương, và đúc kết kinh nghiệm cho các cán bộ quản lý.

3.2.1.2. Nội dung của giải pháp

Mục đích của các TTHTCĐ là góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng cách tạo cơ hội học tập thường xuyên, học tập suốt đời cho tất cả mọi đối tượng, đáp ứng nhu cầu học tập của tập thể, cá nhân và cộng đồng. Do vậy nội dung, chương trình hoạt động của trung tâm phải phong phú, đa dạng để đáp ứng nhu cầu của người học.

Để xây dựng và phát triển các hoạt động của TTHTCĐ phong phú về nội dung, đa dạng các hình thức hoạt động và thiết thực, hiệu quả thì đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các biện pháp từ tuyên truyền vận động để nâng cao nhận thức cho cán bộ, Đảng viên và nhân dân; phối hợp với các tổ chức, đoàn thể liên quan để đề ra các nội dung hoạt động phù hợp, hiệu quả; nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ giáo viên; huy động các lực lượng trong xã hội tham gia vào hoạt động của TTHTCĐ; xây dựng, tổ chức thực hiện và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch

3.2.1.3. Cách thức thực hiện giải pháp

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, Đảng viên và nhân dân tham gia xây dựng và phát triển trung tâm học tập cộng đồng.

Tuyên truyền là sự tác động đến nhận thức, tình cảm, trách nhiệm của mỗi cán bộ, người dân trong CĐ. Chỉ trên cơ sở có sự thống nhất cao trong tư tưởng, nhận thức của cán bộ và nhân dân về sự cần thiết phải xây dựng và phát triển trung tâm HTCĐ ở mỗi địa phương thì việc phát triển trung tâm HTCĐ mới được thuận lợi.

Cần lấy ngành GD, Hội khuyến học, Ban Tuyên giáo, ngành Văn hoá thông tin, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Mặt trận Tổ quốc tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ của mình giữ vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền.

Để triển khai được các nội dung tuyên truyền có thể thông qua các hình thức sau:

+ Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, bảng tin, phát tài liệu, tờ rơi, căng biểu ngữ, khẩu hiệu...

+ Thông qua việc tổ chức hội nghị các ban, ngành, đoàn thể các cấp để nghe và bàn riêng về vấn đề phát triển các TTHTCĐ; hoặc có thể tranh thủ diễn đàn các hội nghị, các cuộc họp chi bộ, khu dân cư; các buổi sinh hoạt câu lạc bộ... để lồng ghép tuyên truyền các nội dung cho phù hợp và có hiệu quả.

- Chủ động phối hợp với Hội khuyến học, Trung tâm dạy nghề - Hướng nghiệp và GDTX giúp UBND Quận xây dựng và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch chỉ đạo điểm, nhân rộng mô hình, nâng cao hiệu quả chương trình hoạt động của từng trung tâm

Để xây dựng kế hoạch chỉ đạo điểm và kế hoạch phát triển TTHTCĐ, Phòng GD&ĐT cần chủ động phối hợp với Hội khuyến học, Trung tâm dạy nghề - Hướng nghiệp và GDTX tiến hành điều tra cơ bản và khảo sát nhu cầu học tập của nhân dân ở các Phường trong Quận thông qua phiếu điều tra.

Điều tra cơ bản để nắm được một số thông tin cơ bản về đặc điểm địa lý tự nhiên, tình hình KT-XH của các Phường như: diện tích, dân số, số hộ lao động, trình độ, thu nhập bình quân của người dân...

Để tiến hành chỉ đạo điểm, Phòng GD&ĐT phải giúp UBND quận xây dựng kế hoạch trong đó cần nêu rõ:

+ Mục đích, yêu cầu cần đạt.

+ Nội dung chỉ đạo cần cụ thể hoá các công việc phải làm và các bước tiến hành trong việc tổ chức thực hiện chương trình hoạt động của trung tâm.

+ Các biện pháp chỉ đạo phát triển trung tâm HTCĐ. + Kế hoạch kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết.

Phòng GD&ĐT và trung tâm GDTX quận cần huy động sự hỗ trợ các điều kiện cho trung tâm HTCĐ như đầu tư CSVC-TB, cung cấp tài liệu, cung cấp giáo viên... bồi dưỡng những vấn đề về quản lý và điều hành các hoạt động của trung tâm.

- Phối hợp với Trung tâm dạy nghề - Hướng nghiệp và GDTX, Hội khuyến học Quận tổ chức tốt việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên của trung tâm HTCĐ.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá để phát triển trung tâm HTCĐ

Xã hội hoá giáo dục là quá trình tạo điều kiện để cho mọi người, mọi tầng lớp nhân dân được hưởng thụ giáo dục. Mặt khác mọi người cũng phải có trách nhiệm chia sẻ, đóng góp về tinh thần, vật chất để xây dựng và phát triển GDCĐ. XHHGD là quá trình vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân và của toàn xã hội vào sự nghiệp GD. Thực hiện tốt XHHGD trên địa bàn huyện, không những tạo điều kiện cho các nhà trường và cơ sở GD phát triển mà đây cũng là điều kiện để xây dựng và phát triển TTHTCĐ.

Nghị quyết Trung ương 7 khoá IX của Đảng đã quyết định tiến hành cuộc vận động lớn: "Cả nước trở thành một xã hội học tập", "Học tập suốt đời". Do đó, ngành Giáo dục phải xác định vai trò trách nhiệm của mình là tiên phong trong việc xây dựng XHHT ở địa phương, trong đó xây dựng và phát triển TT HTCĐ là công cụ thiết yếu để xây dựng XHHT từ cơ sở. Muốn thực hiện nhiệm vụ này, công tác XHHGD đóng vai trò rất quan trọng, Phòng GD&ĐT và các nhà trường cần khai thác vai trò của Hội khuyến học và Hội đồng GD Quận tích cực tham mưu để cấp uỷ Đảng, Chính quyền đưa nội dung, biện pháp xây dựng và phát triển trung tâm HTCĐ vào nghị quyết đại

hội GD, nghị quyết và chỉ thị cấp uỷ Đảng, Chính quyền Quận và Phường, thị trấn.

- Thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng

Kiểm tra là quá trình đánh giá và điều chỉnh nhằm đảm bảo cho các hoạt động đạt tới các mục tiêu của tổ chức. Đánh giá có liên quan chặt chẽ với kiểm tra, dựa vào kiểm tra và là kết quả của kiểm tra. Trung tâm học tập cộng đồng là mô hình GD mới, hoạt động theo phương thức GD không chính quy chưa có tiền đề kinh nghiệm quản lý nên việc kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm về quản lý, điều hành, tổ chức các hoạt động của trung tâm càng cần được coi trọng. Trung tâm HTCĐ chịu sự quản lý về chuyên môn của Phòng GD&ĐT quận, do đó Phòng GD&ĐT có trách nhiệm kiểm tra đánh giá công tác quản lý, điều hành, tổ chức các nội dung hoạt động của trung tâm.

Phòng GD&ĐT cùng Ban chỉ đạo xây dựng trung tâm HTCĐ huyện theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc các trung tâm HTCĐ tự xem xét, đánh giá tình hình hoạt động của trung tâm theo từng tháng, quý để kịp thời uốn nắn những lệch lạc giải quyết những khó khăn, vướng mắc cụ thể của trung tâm tại cơ sở. Sau một chương trình học tập hay một hoạt động, trung tâm cần đánh giá kết quả học tập của người học. Đánh giá một chương trình, một khoá học có những yêu cầu và mục tiêu cụ thể, từ mục tiêu cần đưa ra một số tiêu chí đánh giá theo từng yêu cầu về kỹ năng, kiến thức hành động và người học có thể áp dụng được những kiến thức đó vào cuộc sống hàng ngày.

Trung tâm cần họp mỗi tháng một lần để kiểm điểm, đánh giá, rút kinh nghiệm những hoạt động đã tiến hành, cùng nhau bàn cách giải quyết khó khăn. Hàng quý, trung tâm cần tập hợp tình hình hoạt động của trung tâm, báo báo với cấp uỷ Đảng, Chính quyền cơ sở và cơ quan cấp trên có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn là Phòng GD&ĐT quận.

Trên cơ sở đó, Phòng GD&ĐT quận tập hợp tình hình về kết quả hoạt động của các trung tâm HTCĐ, báo cáo với Ban thường vụ Quận uỷ, Lãnh

đạo UBND Quận để được sự chỉ đạo kịp thời, giúp trung tâm HTCĐ giải quyết khó khăn, khắc phục những tồn tại để củng cố, phát triển trung tâm.

Mặt khác, Phòng GD&ĐT, Ban chỉ đạo xây dựng TTHTCĐ Quận hàng năm cần xây dựng kế hoạch kiểm tra, các tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của các trung tâm, xếp loại các TTHTCĐ nhằm từng bước củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của trung tâm.

Kết quả kiểm tra đánh giá là cơ sở giúp TTHTCĐ tiến hành sơ kết, tổng kết theo định kỳ hàng năm, qua đó đánh giá những việc đã làm được những việc chưa làm được, điều chỉnh nội dung hoạt động, xây dựng những chương trình hoạt động cho phù hợp với đối tượng, với tình hình thực tế địa phương.

3.2.1.4. Điều kiện đảm bảo cho thực hiện giải pháp

- Thực hiện tốt giải pháp này có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình xây dựng, phát triển bền vững và nâng cao hiệu quả hoạt động của các TTHTCĐ. Thực tiễn trong những năm qua cho thấy khi cấp ủy, chính quyền các cấp nhận thức rõ tầm quan trọng của chủ trương xây dựng XHHT, thực sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát, triển khai, quán triệt đầy đủ các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống thì phong trào khuyến học, khuyến tài và công tác xây dựng XHHT phát triển mạnh, đặc biệt là sự phát triển vững chắc và tổ chức hoạt động mang lại hiệu quả cao của các TTHTCĐ.

- Cán bộ quản lý TTHTCĐ phải thấy được vai trò, ý nghĩa của việc điều tra, nắm bắt nhu cầu học tập của cộng đồng và quy trình lập kế hoạch hoạt động để xây dựng kế hoạch hoạt động của Trung tâm đảm bảo đa dang, phong phú và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng quận 1 thành phố hồ chí minh (Trang 68 - 72)