Thí nghiệm đồng ruộng đánh giá hiệu quả phân bón hữu cơ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vi sinh vật để xử lý chất thải chăn nuôi dạng rắn (Trang 71 - 73)

Phân bón hữu cơ đƣợc sản xuất từ nguồn chất thải chăn nuôi dạng rắn đƣợc đánh giá hiệu quả đối với cây trồng ở qui mô đồng ruộng theo 10TCN (216-2005)

Qui phạm khảo nghiệm đồng ruộng hiệu lực của phân bón đối với cây trồng. Đối tƣợng cây trồng thử nghiệm gồm rau cải, dƣa chuột.

- Bố trí thí nghiệm theo phƣơng pháp ngẫu nhiên toàn toàn. -Số lần lặp: 4 lần, diện tích mỗi ô là 150 m2.

-Số liệu đƣợc xử lý theo chƣơng trình Excel và thống kê sinh học IRRISTAT. * Thí nghiệm đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ đối với cây rau cải

+Địa điểm: Tại xã Vân Nội- Đông Anh– Hà Nội, trên nền đất phù sa sông Hồng. + Thời gian: Hai vụ xuân hè và thu đông năm 2009, 2010.

74 + Công thức thí nghiệm: 4 công thức.

CT (ĐC): Nền 100% NPK + Phân chuồng (CT bón của địa phƣơng). CT2: 100% NPK + Phân hữu cơ (Chế biến từ chất thải chăn nuôi); CT3: 75% NP + 100% K + Phân hữu cơ,

CT4: 50% NP + 100% K + Phân hữu cơ,

+ Lƣợng phân bón vô cơ NPK/ ha là 60 N: 60 P2O5: 30 K2O tƣơng ứng 130 kg ure: 375 kg super lân: 50 kg KCl.

+ Lƣợng phân chuồng hoặc phân hữu cơ chế biến từ chất thải chăn nuôi: 8 tấn/ha. + Các chỉ tiêu theo dõi: Năng suất cá thể (g/cây); Năng suất lí thuyết (tạ/ha); Năng suất thực thu (tạ/ha); Hàm lƣợng đƣờng tổng số và vitamin C.

* Thí nghiệm đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ đối với dưa chuột

+Địa điểm: Thực hiện tại xã Tam Hợp- Quỳnh Hợp- Nghệ An, trên nền đất nâu đỏ trên núi. Giống dƣa chuột nhập nội F1 CHAMP 937.

+ Thời gian: Vụ xuân hè năm 2011. + Công thức thí nghiệm: 2 công thức.

CT (ĐC): Nền 100% NPK + Phân chuồng (CT bón của địa phƣơng). CT2: 75% NPK + Phân hữu cơ (Chế biến từ chất thải chăn nuôi); + Lƣợng phân bón vô cơ NPK/ ha là 90 N: 60 P2O5: 100 K2O tƣơng ứng 190 kg ure: 375 kg super lân: 167 kg KCl.

+ Lƣợng phân chuồng hoặc phân hữu cơ chế biến từ chất thải chăn nuôi: 12 tấn/ha. + Thời gian bón phân:

- Bón lót: Bón toàn bộ lƣợng phân chuồng/ hữu cơ, phân lân;

- Bón thúc lần 1: (15 ngày sau mọc): 75% lƣợng N + 50% lƣợng KCl; - Bón thúc lần 2: (30 ngày sau mọc): lƣợng phân còn lại.

+ Mật độ: 6 cây/m2. Hạt gieo 2 hàng/luống, khoảng cách 60 cm x 40 cm

+ Các chỉ tiêu theo dõi: Số quả/cây và số quả thƣơng phẩm/cây, khối lƣợng trung bình 1 quả (g); Năng suất lí thuyết (NSLT) (tấn/ha); NSLT = A*B*C*10-2

(A: số cây/m2; B: số quả hữu hiệu/cây; C: KLTB 1 quả (g); 10-2: hệ số chuyển đổi); Năng suất thực thu (NSTT) (tấn/ha), chiều dài, đƣờng kính và độ dày quả.

75

Chƣơng 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vi sinh vật để xử lý chất thải chăn nuôi dạng rắn (Trang 71 - 73)