Môi trƣờng nhân sinh khối

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vi sinh vật để xử lý chất thải chăn nuôi dạng rắn (Trang 120 - 121)

Với mục tiêu chuyển giao công nghệ sản xuất chế phẩm cho các địa phƣơng và hạ giá thành sản phẩm, đề tài tiến hành lựa chọn môi trƣờng lên men nhân sinh khối theo tiêu chí thay thế các hoá chất đắt tiền bằng nguyên liệu tự nhiên hoặc có nguồn cung cấp thuận lợi, dễ tìm, thành phần môi trƣờng đơn giản, dễ thao tác.

Căn cứ vào kết quả thử nghiệm đã lựa chọn đƣợc 3 môi trƣờng sản xuất (SX1, SX2, SX3) thay thế cho môi trƣờng đặc hiệu của 4 chủng nghiên cứu (môi trƣờng Gauze cho XK112; môi trƣờng King B cho B20, B15 và môi trƣờng MRS cho LH19). Các chủng đƣợc nuôi cấy riêng lẻ trong môi trƣờng, điều kiện pH, nhiệt độ, thời gian thích hợp, xác định khả năng sinh trƣởng của các chủng.

Kết quả nghiên cứu (Bảng 3.27)cho thấy, môi trƣờng SX1 phù hợp cho sinh trƣởng và phát triển của chủng XK112; chủng LH19 cho sinh khối cao nhất trên

123

môi trƣờng SX2; còn chủng B20 và B15 sinh trƣởng tốt hơn trên môi trƣờng SX3. Trong các môi trƣờng sản xuất thích hợp, các chủng đều đạt mật độ tế bào ≥109 CFU/ml.

Bảng 3.27. Khả năng sinh trƣởng của các chủng VSV nghiên cứu trên các môi trƣờng sản xuất

Chủng VSV

Mật độ tế bào (x 108 CFU/ml) trên các môi trƣờng

SX1 SX2 SX3

XK112 53,6 3,42 6,8

B20 6,4 7,0 48

B15 4,08 5,34 56

LH19 10,2 44 26

Từ các kết quả nghiên cứu trên, các yếu tố kỹ thuật thích hợp cho quá trình lên men của 4 chủng vi khuẩnnghiên cứu đã đƣợc tổng hợp trong bảng 3.28.

Bảng 3.28. Điều kiện thích hợp nhân sinh khối của các chủng VSV nghiên cứu

Thông số kỹ thuật Chủng VSV

XK112 B20 B15 LH19

pH 7,3± 0,2 7,0± 0,2 7,0± 0,2 6,5± 0,2

Nhiệt độ nhân sinh khối (oC) 37± 2 30± 2 30± 2 35± 2

Thời gian nhân sinh khối (giờ) 72 48 48 48

Tỷ lệ giống gốc (%) 3 3 3 3

Môi trƣờng nhân sinh khối SX1 SX3 SX3 SX2

Lƣu lƣợng cấp khí (dm3

KK/dm3 môi trƣờng/phút) 0,5- 0,6 0,3- 0,4 0,5- 0,6 ≤ 0,3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vi sinh vật để xử lý chất thải chăn nuôi dạng rắn (Trang 120 - 121)