Đánh giá chung về những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Yên Sơn,

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 55 - 58)

III. Tổng số lao động Lao động 102.899 100 101.850 100 100.957 100 98,98 99,12 99,

3.1.3. Đánh giá chung về những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Yên Sơn,

phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

3.1.3.1. Những thuận lợi

Nằm trên tuyến quốc lộ III theo trục kinh tế Hà Nội - Tuyên Quang - Cao Bằng, đây là thuận lợi lớn nhất trong việc giao lưu, buôn bán vận chuyển hàng hoá, đặc biệt tiêu thụ các loại nông sản phẩm - phát triển kinh tế liên vùng. Ngoài ra còn thuận lợi trong việc tiếp thu, chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật phục vụ cho đời sống và sản xuất.

- Có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của huyện uỷ, HĐND, UBND huyện và các cơ quan của tỉnh, cùng với sự nỗ lực của các hộ dân, các cấp các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và đoàn thể từ huyện đến xã phát huy sức mạnh tổng hợp phấn đấu góp phần hoàn thành mục tiêu kinh tế xã hội.

- Đảng và Nhà nước có chính sách ưu tiên phát triển kinh tế nông nghiệp miền núi, vùng cao như trợ cước giống, phân bón, hỗ trợ xây dựng, hỗ trợ hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số phát triển sản xuất, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi cùng với cơ chế trợ giá tiêu thụ sản phẩm nông sản đã khuyến khích nông dân phấn khởi sản xuất.

- Khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng trên địa bàn huyện đa dạng, thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi có thể phát triển tốt, đất đai chưa sử dụng còn nhiều có thể đưa vào khai thác, phát triển nông nghiệp.

- Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được tăng cường, các cụm thương mại chợ nông thôn ngày càng phát triển và lưu thông hàng hoá thúc đẩy chuyển dịch kinh tế.

3.1.3.2. Những khó khăn

Cùng với những thuận lợi trên, quá trình phát triển kinh tế xã hội còn có những khó khăn đó là:

- Điểm xuất phát của nền kinh tế của huyện còn thấp so với cả nước nói chung và của tỉnh Tuyên Quang nói riêng, đây là khó khăn mà lãnh đạo và nhân dân trong huyện phải vượt qua bằng sự nỗ lực vượt bậc để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.

- Địa hình của huyện chia cắt mạnh và độ dốc lớn (trong số diện tích đất nông lâm nghiệp, đất dốc từ 8 - 150 độ trở lên chiếm trên 16,7%) là một khó khăn trong việc phát triển hạ tầng và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Ngoài ra, do khai thác quá mức, tình trạng phá rừng lấy gỗ và làm nương rẫy nên diện tích rừng bị thu hẹp làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, đặc biệt là nguồn nước.

Trong nông nghiệp công tác chuyển giao ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất còn nhiều hạn chế, chưa tạo thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung, chất lượng và sức cạnh tranh sản phẩm còn thấp, chưa có nhiều mô hình sản xuất điển hình tiên tiến mang lại hiệu quả cao;

Hệ thống thuỷ lợi xuống cấp, chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu của sản xuất nông nghiệp.

- Ngoài tiềm năng về nông nghiệp huyện Yên Sơn chưa có tiềm năng sinh lời đủ lớn, đủ sức hấp dẫn vốn đầu tư trong và ngoài nước.

Huyện chưa có các trung tâm đô thị lớn. Kết cấu cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn.

Đa số dân cư sống bằng nghề nông. Trình độ lao động còn thấp, tập quán canh tác còn lạc hậu, công tác ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

còn nhiều hạn chế, sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính thủ công, năng suất thấp làm cho giá thành sản phẩm cao. Như vậy khả năng tích luỹ cho phát triển kinh tế của địa phương còn rất ít.

- So với tiềm năng, ngành nông lâm nghiệp còn tồn tại những vấn đề sau: + Chuyển dịch cơ cấu sản xuất tiến triển còn chậm, chủ yếu vẫn tự phát, quy mô nhỏ, tiềm ẩn nhiều yếu tố kém bền vững. Chăn nuôi phát triển chậm, tỷ trọng quá thấp so với ngành trồng trọt, đặt ra nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường, dịch bệnh.

+ Chất lượng nông sản chưa cao, giá trị hàng hoá thấp, chưa xây dựng được vùng sản xuất chuyên canh tập trung quy mô lớn. Giá trị sản xuất trồng trọt bình quân trên ha đất nông nghiệp còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng của huyện.

+ Khả năng đầu tư của hộ thấp, tập quán canh tác chậm đổi mới, nhận thức của một bộ phận nông dân về sản xuất hàng hoá hạn chế.

+ Sản phẩm chủ lực là sản phẩm chè (nhất là chè sạch, chè an toàn) chưa khẳng định thương hiệu trên thị trường; khả năng thích ứng sản xuất với những thay đổi của thị trường chưa cao.

+ Mức độ cơ giới hoá sản xuất, thu hoạch, chế biến còn rất hạn chế. Công nghiệp chế biến chưa phát triển đủ để trở thành động lực thúc đẩy nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững.

+ Các dịch vụ về sản xuất và tiêu thụ nông sản còn chưa kịp thời.

Một số cơ sở chưa làm tốt công tác tuyên truyền, chuyển giao kỹ thuật cùng chính sách về nông nghiệp, thiếu phương pháp phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đối tượng. Đại bộ phận các hộ gia đình thiếu vốn, trình độ dân trí của người dân không đồng đều.

Nhìn chung, tuy huyện Yên Sơn còn có những khó khăn nhất định nhưng những thuận lợi cũng là cơ bản, tạo đà cho việc phát triển kinh tế nói chung và kinh tế các hộ nông dân nói riêng trên địa bàn huyện đạt kết quả tốt.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 55 - 58)