Nhóm nhân tố thuộc về thị trường đầu vào

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 93 - 94)

II Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu

1. Mức độ chế biến Sản phẩm thô 86,

3.3.6. Nhóm nhân tố thuộc về thị trường đầu vào

* Vốn đầu tư

- Ngân sách tỉnh và huyện thiếu vốn đầu tư nên các công trình cơ sở hạ tầng xuống cấp chưa được tu bổ lại để phục vụ sản xuất. Điều này gây khó khăn cho SXNN của người dân, giảm hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó khi xảy ra dịch bệnh, công tác xử lý cũng không được chủ động. Khâu phòng dịch bệnh cũng cần được chú ý.

- Người dân thiếu vốn sản xuất nên đã thúc đẩy họ tìm đến các nhà cung ứng đầu vào để bù đắp khó khăn đó. Nhất là đối với các hộ chăn nuôi.

- 100% doanh nghiệp kinh doanh và tiêu thụ nông sản đều rất cần nhiều vốn để đầu tư vào nhà xưởng chế biến, mở rộng quy mô sản xuất. Cơ chế vay vốn phục vụ kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp còn nhiều hạn chế. Mặc dù đã có một số ưu đãi nhưng vẫn còn nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp, các tư nhân thu mua nông sản. Do vậy, việc đầu tư trên một quy mô lớn và đồng bộ chưa thực hiện được.

* Lao động

Sự phát triển công nghiệp với tốc độ đô thị hóa ở nông thôn ngày một nhanh, có sức hút lao động từ nhiều khu công nghiệp trong và ngoài huyện, phong trào xuất khẩu lao động, hơn nữa hiệu quả từ sản xuất cây trồng, vật nuôi còn thấp hơn so với nhiều ngành nghề sản xuất khác làm cho lực lượng lao động trong sản xuất nông nghiệp giảm mạnh, thiếu lao động lành nghề, có trình độ kinh nghiệm.

* Việc áp dụng khoa học công nghệ tiến bộ

Các nhà khoa học huyện Yên Sơn đã và đang có trách nhiệm, tâm huyết với công việc làm cầu nối giữa nông dân và tiến bộ KHKT. Hoạt động liên kết giữa các nhà khoa học và nông dân tại địa bàn diễn ra khá mạnh mẽ.

Tuy nhiên nó mới chỉ dừng lại ở phía nhà khoa học tích cực trong công tác và nhiệm vụ của mình.

Từ năm 2000 đến nay nhà khoa học đã mở các lớp tập huấn cho nông dân về các quy trình sản xuất theo kỹ thuật sản xuất rau an toàn, kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách tốt nhất và đào tạo người dân miễn phí. Tuy nhiên mức độ tập huấn không được thường xuyên, không theo nhu cầu hay thời điểm mà người dân mong muốn. Mặt khác nhà khoa học chỉ đào tạo, tập huấn theo chương trình đã soạn sẵn và không đào tạo theo nguyện vọng của nông dân. Chính vì vậy mà hiệu quả tập huấn chưa cao.

Các nhà khoa học chưa thật sự đi vào nghiên cứu phòng trừ bệnh dịch và dịch hại trên vật nuôi và cây trồng, nhiều khi chưa bám sát địa bàn sản xuất để dịch xảy ra mới lo giải quyết hậu quả, chưa thực sự tìm hiểu những khó khăn của nông dân để giúp đỡ, nhà khoa học chỉ cần tới nông dân khi có dự án triển khai. Tuy nhiên bên cạnh đó, việc liên hệ, liên kết với các cơ sở khoa học ngoài địa bàn đã đem lại nhiều bước chuyển trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật từ những cơ sở khác đó.

Tổ chức khuyến nông cũng có vai trò khá quan trọng đối với nông dân. Người dân cũng có ý thức về lợi ích của tiến bộ KHKT, tuy nhiên việc học tập và áp dụng tiến bộ KHKT vào thực tiễn sản xuất còn chưa đồng đều. Trong quá trình tham gia lớp tập huấn họ không chú tâm nhiều đến cách hướng dẫn của các cán bộ khuyến nông hoặc có để ý thì vì trình độ có hạn nên khả năng tiếp thu và ứng dụng kết quả đó vào sản xuất chưa cao. Họ vẫn còn bảo thủ trong quá trình sản xuất, thường sản xuất theo kinh nghiệm nên việc chuyển giao tiến bộ khoa học gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 93 - 94)