Theo quy mô sản xuất hàng hóa

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 80 - 83)

II Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu

3.Theo quy mô sản xuất hàng hóa

- Hộ hàng hóa lớn 25,967 100 15,658 60,3 8,985 34,6 1,324 5,1

- Hộ hàng hóa TB 14,545 100 10,545 72,5 2,458 16,9 1,542 10,6

- Hộ hàng hóa nhỏ 9,876 100 6,844 69,3 2,538 25,7 0,494 5

Theo cơ cấu ngành có sự khác nhau đáng kể giữa các nhóm hộ. Nhóm hộ cây hàng năm là chính có cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hóa chiếm 75,8%, hộ chăn nuôi chiếm 87,2%, hộ trồng cây lâm nghiệm chiếm 47,1% trong cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hóa của hộ.

Phân tích giá trị sản phẩm hàng hóa theo quy mô sản xuất hàng hóa thì không có sự chênh lệch nhiều về cơ cấu giá trị hàng hóa giữa các ngành, điều khác nhau chủ yếu là về quy mô giá trị hảng hóa. Nhóm hộ hàng hóa lớn có quy mô giá trị sản phẩm hàng hóa là 25,967 triệu đồng, nhóm hộ hàng hóa trung bình là 14,545 triệu đồng, nhóm hộ hàng hóa nhỏ là 9,876 triệu đồng.

Như vậy các hộ có hướng sản xuất khác nhau về quy mô hàng hóa và cơ cấu sản phẩm hàng hóa rất khác nhau. Nhóm hộ hàng hoa lớn có quy mô giá trị sản phẩm hàng hóa gấp 1,79 lần hộ hàng hóa trung bình và gấp 2,63 lần hộ hàng hóa nhỏ. Vậy là khoảng cách quy mô sản xuất hàng hóa giữa các hộ chênh lệch chưa cao, thể hiện mức độ sản xuất hàng hóa còn hạn chế.

* Đời sống của các hộ sản xuất hàng hóa

Huyện Yên Sơn mặc dù là huyện nằm giáp thành phố Tuyên Quang nhưng cuộc sống của các hộ nông dân ở các xã trong huyện chưa thực sự cao, sản phẩm của các hộ nông dân chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nhiều hơn là đem bán ra thị trường.

- Mức thu nhập:

Mức thu nhập bình quân chung của các hộ ở các xã điều tra là 3,587 triệu đồng/khẩu và 6,254 triệu đồng/lao động (Bảng 3.18).

Như vậy mức sống của các hộ nông dân phụ thuộc rất nhiều vào sản xuất nông lâm nghiệp chiếm 80,07%, ngoài sản xuất nông lâm nghiệp chiếm 19,93%. Nếu phân theo các xã điều tra thì xã Quý Quân có mức sống của khẩu cao nhất 3,770 triệu đồng, thấp nhất là xã Lực Hành.

Nếu phân tích theo hướng sản xuất thì mức sống của các nhóm hộ cũng khác nhau, nhóm hộ trồng cây hàng năm và chăn nuôi có mức sống cao hơn nhóm hộ trồng cây công nghiệp hàng năm và cây ăn quả, thấp nhất là nhóm hộ trồng cây lâm nghiệp đạt 2,567 triệu đồng/khẩu.

Nếu phân tích theo quy mô sản xuất hàng hóa, nhóm hộ hàng hóa lớn có mức thu nhập 5,898 triệu đồng gấp 1,72 lần so với hộ hàng hóa trung bình và 2,21 lần nhóm hộ hàng hóa nhỏ.

Bảng 3.18: Mức thu nhập bình quân theo lao động và nhân khẩu của hộ nông dân điều tra năm 2012

Phân loại hộ Tổng thu nhập

Trong đó

Từ NLN Từ ngoài NLN

Khẩu Khẩu Khẩu

Bình quân chung 3,587 6,254 2,872 5,075 0,715 1,179 1. Theo vùng

- Xã Quý Quân 3,770 6,787 2,989 5,435 0,781 1,352 - Xã Lực Hành 3,423 5,994 2,872 4,934 0,551 1,060 - Xã Lực Hành 3,423 5,994 2,872 4,934 0,551 1,060 - Xã Kiến Thiết 3,567 5,981 2,755 4,857 0,812 1,124

2. Theo hướng sản xuất

- Cây hàng năm 3,676 6,553 2,876 5,786 0,800 0,767 - Cây ăn quả 3,577 6,198 2,989 5,543 0,588 0,655 - Cây ăn quả 3,577 6,198 2,989 5,543 0,588 0,655 - Cây CN hàng năm 3,432 6,290 2,786 5,709 0,646 0,581 - Chăn nuôi 3,598 6,654 2,635 5,893 0,963 0,761 - Lâm nghiệp 2,567 6,345 2,134 5,956 0,433 0,389

3. Theo quy mô sản xuất hàng hóa

- Hộ hàng hóa lớn 5,898 8,078 4,855 6,575 1,043 1,503 - Hộ hàng hóa TB 3,435 6,546 2,778 5,443 0,657 1,103 - Hộ hàng hóa TB 3,435 6,546 2,778 5,443 0,657 1,103 - Hộ hàng hóa nhỏ 2,665 6,988 2,149 5,567 0,516 1,421

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012) 3.2.3.4. Phát triển kinh tế trang trại

Sau khi chính phủ có nghị quyết 03/2000/NQ-CP về kinh tế trang trại,cùng với các địa phương khác trong cả nước, kinh tế trang trại ở huyện Yên Sơn cũng đã sớm được hình thành và phát triển ngày càng mạnh mẽ. Đến năm 2005 toàn huyện Yên Sơn có 23 trang trại đạt theo tiêu chí tại thông tư 74/2003/TT/BN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với nhiều loại hình sản xuất như trồng cây lâu năm, sản xuất kinh doanh tổng hợp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Năm 2011, cùng với sự ra đời của Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT với những quy định mới về tiêu chí xác định kinh tế

trang trại thì đến năm 2011 số trang trại trên địa bàn huyện chỉ còn là 5 và con số này giữ mức ổn định vào năm 2012 là 5 trang trại. Tỷ lệ trang trại chăn nuôi chiếm 5/5 trang trại. Tiêu chí đánh giá trang trại mới ra đời đặt ra cho những gánh nặng mới cho người nông dân làm kinh tế để phù hợp với sự phát triển của đất nước trong từng thời kỳ. Kinh tế trang trại phát triển đã giải quyết việc làm cho người lao động, tăng hiệu quả sử dụng đất, là thành phần kinh tế tạo ra một khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa phát triển. Tình hình phát triển kinh tế trang trại của huyện Yên Sơn được thể hiện qua bảng số 3.19.

Qua bảng 3.19 cho thấy, tỷ suất hàng hóa của các trang trại khá cao (khoảng 96,53% đối với trang trại cũng là đối với các trang trại chăn nuôi.

Thực tế cho thấy, khi các trang trại có tổng thu càng lớn thì tỷ suất hàng hóa càng cao và ngược lại. Theo quan điểm của các nhà chuyên môn thì tỷ suất hàng hóa từ 60 - 70% cơ bản vẫn là kinh tế tiểu nông có xu thế phát triển dần lên kinh tế trang trại. Như vậy, với quan điểm đó thì tỷ suất hàng hóa như đã nêu trên đã đạt mức cần thiết của mô hình kinh tế trang trại. Đây là bước tiến mới trong quá trình hình thành và phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa và kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện.

Bảng 3.19: Một số chỉ tiêu của trang trại huyện Yên Sơn năm 2012

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Tổng số (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Số trang trại Trang trại 5

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 80 - 83)