Mục tiêu phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Yên Sơn

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 99 - 101)

II Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu

1. Mức độ chế biến Sản phẩm thô 86,

4.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Yên Sơn

hóa ở huyện Yên Sơn

4.1.2.1. Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản đạt bình quân hàng năm 5,0% giai đoạn 2011 - 2015 và 5,5% giai đoạn

- Năm 2015 trở đi giá trị sản xuất trồng trọt đạt trên 50 triệu đồng/ha canh tác, trong đó có trên 40% diện tích đạt trên 70 triệu đồng/ha. Giá trị sản xuất tính trên một nhân khẩu nông nghiệp đạt gần 17,3 triệu đồng năm 2020.

- Cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản năm 2015: Trồng trọt 46,8%; chăn nuôi 37,9%; dịch vụ 3,6%; lâm nghiệp 6,2%; thủy sản 5,6%. Năm 2020: Trồng trọt 40,1%; chăn nuôi chiếm 38,4%; dịch vụ 6,1%; lâm nghiệp 7,9%; thủy sản 7,5%.

- Giai đoạn 2011 -2020 trồng mới khoảng 5.000-6.000 ha rừng (diện tích thay thế hàng năm) tập trung, kết hợp trồng rừng tập trung với tăng cường trồng rừng cây phân tán để tăng độ che phủ, khoanh nuôi tái sinh từ 11.000 - 12.000 ha rừng. Hàng năm khai thác khoảng 30.000 - 35.000 tấn tre, nứa, luồng phục vụ nguyên liệu giấy.

- Bố trí vùng chăn nuôi tập trung:

+ Vùng chăn nuôi trâu bò tập trung tại các xã vùng cao của huyện. Trồng khoảng 50 ha cỏ cao sản tập trung và mỗi xã miền núi có khoảng 5 - 7 ha đồi cỏ (từ đất trồng rừng sản xuất) để phục vụ chăn nuôi trâu, bò thịt, dê.

+ Chăn nuôi lợn hàng hoá tập trung chiếm khoảng 35% tổng đàn đến năm 2015, chăn nuôi gia cầm tập trung đạt khoảng 30 - 40% tổng đàn. Các vùng chăn nuôi tập trung được bố trí xa khu dân cư, có điều kiện nước và xử lý nước thải cũng như chất thải rắn tốt, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và thuận lợi cho công tác kiểm soát, phòng chống dịch (mỗi xã dành từ 2 - 3 điểm để phát triển chăn nuôi tập trung, mỗi điểm quy mô trung bình 20 - 30ha.

+ Rà soát quy hoạch lại 03 loại rừng, ưu tiên cho mở rộng diện tích rừng sản xuất. Dự kiến chuyển một phần đất vườn sang trồng chè, cây ăn quả theo hướng nông lâm kết hợp. Bình quân hàng năm 700 ha rừng trồng hàng năm.

+ Sử dụng có hiệu quả những loại hình mặt nước để đưa vào nuôi cá, khai thác có hiệu quả hơn 476 ha mặt nước ao hồ, đầm để nuôi thuỷ sản. Phát triển nuôi cá ruộng, cá ao hồ Tổng sản lượng cá đạt 1.250 tấn/năm năm 2020.

4.1.2.2. Giá trị tổng sản phẩm và tổng sản phẩm hàng hoá nông lâm sản ngày càng tăng

Mục tiêu này có một ý nghĩa to lớn và bao trùm trong việc phát triển kinh tế hộ nông dân. Sản lượng một số sản phẩm hàng hóa ngày càng tăng thể hiện hướng sản xuất hàng hóa của hộ. Sản lượng một số sản phẩm hàng hóa ngày càng tăng, thể hiện hướng sản xuất hàng hóa nông nghiệp của nông dân ngày càng nâng lên, từ đó tăng thu nhập và tích lũy cho nông dân và các tầng lớp khác ở nông thôn.

4.1.2.3. Nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa trên một đơn vị diện tích canh tác

Đây là chỉ tiêu chất lượng quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng đất đai, đánh giá trình độ và khả năng thâm canh của ngành nông nghiệp. Do đó muốn đạt được giá trị sản phẩm hàng hóa cao trên một đơn vị diện tích canh tác cần phải lựa chọn giống, cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến phù hợp điều kiện của từng vùng. Bởi giá trị sản phẩm hàng hóa trên một đơn vụ diện tích đất canh tác là chỉ tiêu chất lượng quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng đất đai, đánh giá trình độ và khả năng thâm canh của hộ.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)