Giải pháp về quản lý và tổ chức sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 111 - 113)

II Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu

1. Mức độ chế biến Sản phẩm thô 86,

4.2.3. Giải pháp về quản lý và tổ chức sản xuất nông nghiệp

Trên cơ sở đã quy hoạch được vùng chuyên canh và vùng chăn nuôi đủ quy mô. Vấn đề tổ chức sản xuất tốt sẽ là tiền đề thắng lợi cho hoạt động SXNN có hiệu quả. Tổ chức triển khai mô hình liên kết, đa dạng loại hình liên kết tại địa phương: Nhóm liên kết 2 nhà, 3 nhà, 4 nhà và chú trọng đến hình thức liên kết qua hợp đồng. Vào WTO không có cách nào hiệu quả bằng những hỗ trợ dài hơi thông qua nghiên cứu và khuyến nông. Ngoài ra, có thể sử dụng nhiều biện pháp xúc tiến thương mại như thông qua các hiệp hội, hỗ trợ nông dân đối phó với bất lợi trong thương mại.

- Cần có kế hoạch tổ chức sản xuất có tầm nhìn chiến lược, cụ thể, chi tiết, có phân công trách nhiệm rõ ràng, trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ chính quyền, hội nông dân tỉnh, huyện với cán bộ khuyến nông cấp xã, thôn; câu lạc bộ sản xuất các thôn, cụm liên thôn, các hợp tác xã với người nông dân và doanh nghiệp.

- Huyện, xã cân đối ngân sách để ưu tiên đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nghiên cứu thành lập quỹ bảo hiểm rủi ro nông nghiệp.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, nhất là kiểm tra đột xuất để nắm bắt tình hình một cách sát thực nhất về tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện nhà.

- Chính quyền cần quan tâm tới vấn đề chất lượng của vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện. Tăng cường hoạt động cung ứng đầu vào sản xuất

cho nông dân bằng nhiều hình thức đa dạng: Liên kết với các DN cung ứng đầu vào thông qua HTX hoặc DN cung ứng đầu vào thông qua trung gian, đặc biệt chú ý đến cung ứng thức ăn cho các hộ chăn nuôi. Khuyến khích pháp lý hóa quan hệ liên kết.

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức đoàn, hội, các HTX hoạt động có hiệu quả và đóng vai trò khâu nối giữa nông dân và DN trong sản xuất, tiêu thụ nông sản. Phát huy vai trò và nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình hợp tác xã nông nghiệp.

- Tăng cường hoạt động chuyển giao tiến bộ KHKT và hoạt động khuyến nông

+ Bản thân các cán bộ kỹ thuật có trình độ nên khả năng nắm bắt thị trướng cũng sẽ tốt hơn nông dân, nên chính họ là người cũng phải tìm hiểu để tư vấn cho cán bộ lập kế hoạch chỉ đạo. Tăng cường đội ngũ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, các cán bộ kỹ thuật về cơ sở giúp các hộ nông dân ứng dụng có hiệu quả tiến bộ mới trong sản xuất, góp phần vào công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và chuyển giao áp dụng tiến bộ kỹ thuật.

+ Đảm bảo công tác dự báo diễn biến thời tiết có hiệu quả, nhất là công tác dự báo sớm cần được chú trọng. Nhất là đối với người dân trồng hoa đào.

+ Chủ động tư vấn và phối hợp nông dân về các loại giống có năng suất chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện sx của địa phương. Nhất là giống đào theo yêu cầu của người dân. Nhà khoa học cần chủ động kết hợp với những người trồng đào lâu năm để thử nghiệm các loại giống mới. Mời những nhà khoa học có kinh nghiệm về hoa đào phối hợp giải quyết nhu cầu cho nông dân trên tinh thần hợp tác nhiều bên.

+ Tăng cường tập huấn, khuyến nông theo nhu cầu hướng dẫn, tập huấn về quy trình kỹ thuật sx cây trồng, vật nuôi với chất lượng cao và đúng thời điểm, thời vụ. Cần tăng cường các hình thức tập huấn, tuyên truyền, cung cấp thông tin giá cả thị trường, thông tin khoa học, lợi ích mà hoạt động liên kết đem lại cho các tác nhân tham gia...

+ Có thể đưa cán bộ cấp huyện xuống trụ sở làm việc tại xã. Cách quản lý con người không chỉ về hành chính mà là hiệu quả công việc. Điều này tạo điều kiện cho cán bộ cấp huyện sẽ có điều kiện nắm bắt sát sao tình hình sản xuất của địa phương.

- Có cơ chế chính sách thu hút và khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn chủ động làm việc với chính quyền địa phương, hội nông dân, hợp tác xã cũng như đại diện các hộ nông dân tiên tiến trong tiến trình hợp tác lâu dài với nông dân trong việc thu mua nguyên liệu từ nông dân. Từ hình thức thu mua đơn giản, sẽ tiến dần tới sử dụng hợp đồng thu mua với giá thỏa thuận giữa 2 bên.

- Khuyến khích và tạo điều kiện để DN chính thức làm việc với ban chỉ đạo chương trình quy hoạch vùng rau màu chuyên canh, cũng như quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung để đưa ra những cam kết, thỏa thuận cụ thể.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)