Quan điểm phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Yên Sơn

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 96 - 99)

II Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu

1. Mức độ chế biến Sản phẩm thô 86,

4.1.1. Quan điểm phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Yên Sơn

theo hƣớng sản xuất hàng hóa ở huyện Yên Sơn

4.1.1. Quan điểm phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Yên Sơn hóa ở huyện Yên Sơn

4.1.1.1. Phát triển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, đa dạng hoá sản phẩm, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường

Hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung thâm canh những loại sản phẩm mũi nhọn có lợi thế và phát triển các loại sản phẩm mới. Tăng cường đầu tư thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, khoa học và công nghệ mới, nhất là công nghệ sinh học để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành, tăng hiệu quả sản xuất, tăng sức cạnh tranh của các loại nông sản trên thị trường, phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng địa phương.

4.1.1.2. Phát triển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với tiến trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn, với quá trình hội nhập vào nền kinh tế cả nước và nước ngoài

Để đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất hàng hóa lớn phải bắt đầu từ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, gắn liền với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn. Đó chính là cơ sở để ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, củng cố liên minh giai cấp công nhân và tầng lớp trí thức những nhà khoa học.

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến, ngành nghề, gắn sản xuất với thị trường để hình thành sự liên kết nông - công nghiệp - dịch vụ và thị trường ngay trên địa bàn nông thôn.

- Thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến có quy mô phù hợp, thiết bị và công nghệ tiên tiến để đưa nông thôn thoát khỏi tình trạng thuần nông, từng bước phân công lại lao động trong nông nghiệp - nông thôn.

4.1.1.3. Thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách kinh tế nhiều thành phần trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của nhà nước.

Tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế quốc doanh, kinh tế ngoài quốc doanh, kinh tế hợp tác và kinh tế trang trại trong nông nghiệp - nông thôn tham gia sản xuất nông nghiệp hàng hoá.

4.1.1.4. Phát triển nông nghiệp hàng hóa trên cơ sở huy động mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước, đặc biệt quan tâm phát huy tối đa các nguồn lực địa phương để thúc đẩy việc đầu tư cao hơn nữa cho nông nghiệp, khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh của địa phương

Huyện Yên Sơn về tự nhiên, kinh tế xã hội khá thuộn lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đặc biệt là tiềm năng về đất đai và thị trường tiêu thụ nông sản phẩm thuận tiện. Mặc dù vậy cho đến nay các tiềm năng và lợi thế đó chưa được khai thác tốt. Hầu hết các hộ nông dân còn có quy mô nhỏ, chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất tự cung tự cấp. Sản xuất hàng hóa kém phát triển là nguyên nhân làm cho đời sống người dân còn thấp, tỷ lệ nghèo đói còn cao. Nạn chặt phá rừng bừa bãi ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái, lũ lụt, hạn hán đe dọa sản xuất, tài nguyên khoáng sản và tính mạng con người. Chính vì vậy cần phải huy động, khai thác đất đai, sức lao động và các nguồn lực khác một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả. Trong tình hình đó, phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hóa là điều kiện để khai thác tốt các nguồn lực và lợi thế của vùng, nó thúc đẩy chuyên môn hóa sản xuất, khai thác sử dụng hợp lý các nguồn lực, tạo điều kiện cho

các hộ nông dân đầy mạnh thâm canh, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi. Từ đó làm tăng khả năng bảo vệ môi trường sinh thái, làm cho môi trường tốt đẹp lên và các nguồn lợi tự nhiên được tái tạo nhiều hơn do sử dụng hợp lý, khai thác đúng mức các nguồn lực, tạo ra một hệ thống canh tác nông nghiệp bên vững cho đất dốc.

Phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Yên Sơn là yêu cầu khách quan trong quá trình phát triển kinh tế hộ của vùng, nó tác động bởi các quy luật của nền kinh tế thị trường. Đó chính là quá trình thay thế sản xuất tự cấp tự túc bằng việc sản xuất các nông sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường và của xã hội. Nó tạo điều kiện bảo vệ môi trường sinh thái, kết hợp khai thác tiềm năng với xây dựng hệ thống nông lâm thủy sản bền vững nhằm tái tạo các nguồn lợi về đất, rừng phòng hộ đầu nguồn, hệ thống động thực vật và các nguồn lợi thủy sản.

4.1.1.5. Nhận thức sâu sắc phát triển nông nghiệp gắn liền phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn

Đặc biệt quan tâm tới nâng cao dân trí, đào tạo cán bộ kỹ thuật và nhân tài, để có thể phát triển đồng bộ, lâu bền gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội và phát triển môi trường sinh thái, tạo ra hiệu quả tổng hợp và động lực tổng hợp cho sự phát triển nông nghiệp và nông thôn.

4.1.1.6. Hình thành và phát triển kinh tế trang trại gia đình là một trong những hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu trong thời gian tới nhằm tăng số lượng hộ nông dân theo hương sản xuất hàng hoá

Sự phát triển của nền nông nghiệp chuyển từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá, gắn liền với sự ra đời và phát triển của các hộ trang trại. Vì sản xuất nên các hộ nông dân phải căn cứ vào thị trường để xây dựng phương hướng kinh doanh, phải khai thác tốt nhất các nguồn lực, phải dựa trên cơ sở phát triển sản xuất chuyên môn hoá, tập trung hoá và thâm canh hoá. Mặt khác để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá

thành sản xuất, các chủ hộ buộc phải đầu tư sản xuất đạt quy mô hợp lý, thường xuyên đổi mới công cụ, thiết bị, công nghệ sản xuất và nâng cao trình độ quản lý. Từ đó đạt hiệu quả kinh tế cao và tăng thu nhập . Những hộ khá, giầu có điều kiện về vốn, về kiến thức và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp sẽ tiếp tục tích tụ đất đai và hình thành trang trại có quy mô phù hợp với từng điều kiện của từng vùng và từng loại hình sản xuất.

Ở nước ta kinh tế trang trại mặc dù mới phát triển trong những năm gần đây, song vai trò tích cực và quan trọng của kinh tế trang trại đã thể hiện rõ nét trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá và môi trường.

Trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khắc phục dần tình trạng sản xuất phân tán, manh mún, tạo nên những vùng chuyên môn hoá, tập trung hàng hoá và thâm canh cao. Trang trại góp phần thúc đẩy phát triển các ngành nghề khác, nhất là công nghiệp chế b iến và dịch vụ trong nông thôn, làm tăng hộ giầu trong nông thôn, tạo thêm việc làm và tăng thêm thu nhập cho người lao động.

Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần khai thác thêm nguồn vốn trong dân, mở mạng thêm d iện tích đất trồng, đồi núi trọc, đất hoang hoá, nhất là vùng trung du, miền núi, góp phần giảm nghèo, tăng thêm nông sản hàng hoá.

Chính vì vậy, để tận dụng hết khả năng lợi thế so sánh của vùng thì việc chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang phát triển sản xuất hàng hoá đối với những hộ khá, giầu theo mô hình trang trại là một tất yếu.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 96 - 99)