Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 114 - 123)

II Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu

4.2.5Một số giải pháp khác

1. Mức độ chế biến Sản phẩm thô 86,

4.2.5Một số giải pháp khác

4.2.5.1. Giải pháp về đất đai đối với các hộ gia đình và tổ chức sản xuất hàng hóa

- Công tác định hướng quy hoạch, kế hoạch hóa trong sx nông nghiệp trên cơ sở khai thác, phát huy tốt tiềm năng, lợi thế của từng vùng phát triển nền kinh tế nông nghiệp hàng hóa.

- Trong điều kiện hiện nay quy hoạch đất đai sẽ giúp nông dân khai thác có hiệu quả, tránh tình trạng các chủ hộ khai thác đất bừa bãi dẫn đến lãng phí đất, phá hoại môi trường, giảm hiệu quả sx kinh doanh, tạo điều kiện cho các hộ đi vào tập trung sx. Cần khuyến khích các hộ tích cực chuyển đổi tích tụ ruộng đất, khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún sẽ tạo điều kiện đi vào sx tập trung.

- Khuyến khích tập trung đất đai khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún nhỏ lẻ. Để trờ thành các trang trại thì các hộ phải có quy mô ruộng đất nhất định. Cần tiếp tục khuyến khích quá trình tập trung ruộng đất, dồn điền đổi thửa. Tuy nhiên việc tập trung ruộng đất phải tiến hành một cách thận trọng, phải có sự quản lý, kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước, nhất là các cấp chính quyền địa phương. Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo đúng mục đích, tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả. Đối với từng xã có các hộ phát triển về trồng trọt và chăn nuôi đảm bảo cho các hộ phát triển bền vững, mở rộng sx, đảm bảo vệ sinh môi trường.

4.2.5.2. Giải pháp về giống và đưa tiến bộ KHKT vào sản xuất

Xác định đối với nông nghiệp thì giống là tiền đề quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Tổ chức tốt hệ thống sản xuất giống và cung ứng giống, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về công tác giống địa phương. Đưa nhanh các giống có năng suất cao, chất lượng tốt và phù hợp với từng vùng sinh thái nhằm tạo ra bước phát triển mới về chất dlượng sx nông nghiệp, cung cấp đủ nguyên liệu có chất lượng cho chế biến phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

- Đối với giống cây cây lương thực: Đẩy mạnh sản xuất, cung ứng giống lúa, ngô có năng suất cao; nghiên cứu, khảo nghiệm các giống mới tiến bộ kỹ thuật sản xuất trong nước và nhập nội để đưa nhanh vào sản xuất.

- Đối với giống vật nuôi: Đàn lợn tiếp tục chuyển dịch cơ cấu giống, đưa giống mới có năng suất và thị trường vào sản xuất. Đàn gia cầm ngoài những giống tiến bộ, cần khuyến khích nuôi những loại gà địa phương. Có chính sách hỗ trợ cho việc phát triển, bảo tồn những loại con nuôi đặc sản của địa phương.

- Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức dịch vụ nông lâm nghiệp, nhất là các dịch vụ về vật tư, giống, thủy lợi, bảo vệ thực vật, công tác thú y, mạng lưới khuyến nông... đến từng xã nhằm đưa tiến bộ KHKT vào sản xuất và đáp ứng tốt các điều kiện sản xuất của nông hộ. Làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho cây trồng vật nuôi, đảm bảo an toàn cho sản xuất theo hướng một nền sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ bền vững. Hiện nay các dịch bệnh nguy hiểm đối với ngành chăn nuôi như bệnh lở mồm long móng ở đàn gia súc, dịch tai xanh ở lợn, dịch cúm H5N1 ở gia cầm,... đang có tác động lớn ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành chăn nuôi. Vì vậy cần thiết phải quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung để quản lý và kiểm soát dịch bệnh, kịp thời phòng chống dịch khi xảy ra.

- Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất, tăng cường, củng cố tổ chức khuyến nông các cấp, đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền, xây dựng các mô hình; tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn bồi dưỡng kiến thức quản lý, sản xuất kinh doanh cho các hộ sản xuất hàng hóa, đặc biệt là các chủ trang trại. Cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho người nông dân. Có thể nói ứng dụng TBKT, sản xuất theo quy trình khép kín, nâng cao giá trị sản phẩm sẽ là cơ hội, động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Tiếp tục thực hiện chương trình khuyến nông, đẩy mạnh việc chuyển giao ứng

dụng tiến bộ khoa học về giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng. Tổ chức phân giống cây trồng, vật nuôi và kiểm soát chặt chẽ chất lượng việc sản xuất và cung ứng các giống cây lâu năm.

- Tăng cường liên kết với các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học trong nước nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ về công nghệ và kỹ thuật.

4.2.5.3. Giải pháp thu hút vốn và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.

Khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp - nông thôn, đầu tư xây dựng, đổi mới thiết bị, công nghệ các cơ sở chế biến nông sản... Đặc biệt chú ý đến các giải pháp phát huy nội lực, tránh tư tưởng bao cấp, trông chờ, ỷ lại vào các nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài. Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp - nông thôn trên địa bàn.

Về hệ thống thủy lợi: Tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cơ bản hệ thống thủy lợi, đáp ứng yêu cầu tưới tiêu chủ động cho 100% diện tích lúa và một phần cho cây màu vụ đông.

4.2.5.4. Giải pháp về cơ chế, chính sách

Về chính sách đầu tư: Tăng cường đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cho lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn; thực hiện phân cấp mạnh mẽ quản lý ngân sách cho địa phương, cơ sở. Khuyến khích và có chính sách đủ mạnh để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào phát triển sx nông sản hàng hóa có lợi thế.

Về chính sách tín dụng: Tiếp tục triển khai có kết quả Nghị định số 41/2010/NĐ - CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 63/2010/QĐ - TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn

thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản. Tăng cường vốn cho vay trung và dài bạn, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng để tư vấn cho người dân tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, các thủ tục vay vốn và đúng mục đích, có hiệu quả. Mở rộng hình thức cho vay tín chấp thông qua các tổ chức tiết kiệm, các tổ chức xã hội hoặc đoàn thể.

4.2.5.5. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Triển khai có kết quả Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quyết định số 1956/QĐ - TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Xác định nghề ưu tiên đào tạo, gắn với yêu cầu thực tiễn của sản xuất, phân loại đối tượng dạy nghề theo trình độ, nhận thức con người của lao động để bố trí thời gian đào tạo, biên soạn tài liệu giảng dậy phù hợp, đảm bảo phương châm ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thuộc, dễ áp dụng.

Có chế độ thật sự ưu đãi đối với những người làm công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. Khuyến khích cán bộ có trình độ về địa phương công tác. Tăng cường đầu tư trang thiết bị cho các trạm trại, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác chuyển giao kỹ thuật.

Ở nông thôn, lực lượng lao động nữ chiếm số đông và đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp cần thiết tạo việc làm, tăng tiếp cận của phụ nữ tới tín dụng và khuyến nông, nâng cao trình độ và kỹ năng của phụ nữ thông qua hoạt động tập huấn, sinh hoạt các câu lạc bộ phụ nữ. Củng cố và phát triển các mô hình làm ăn giỏi của phụ nữ.

Tăng cường cán bộ xuống cơ sở. Làm tốt công tác quy hoạch và đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, cán bộ quản lý cho ngành nông nghiệp đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sử dụng đúng người, đúng việc, đúng chuyên môn đào tạo để cán bộ phát huy tốt trình độ năng lực của mình.

4.2.5.6. Giải pháp củng cố và phát triển quan hệ sản xuất

Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của HTX nông nghiệp, HTX dịch vụ, tổ hợp,... các HTX, tổ hợp tác cần xây dựng đề án phát triển kinh doanh của mình. Đề nghị Nhà nước có cơ chế chính sách để hỗ trợ cho cá HTX, tổ hợp tác phát triển. Đồng thời cần thiết phải:

+ Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các HTX, tổ hợp tác,... mới thành lập và hoạt động có hiệu quả.

+ Tăng cường công tác tuyên truyền Luật HTX và các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về HTX nông nghiệp nhằm nâng cao nhận tức của cán bộ xã để vận dụng và thực hiện đúng luật HTX.

+ Tổ chức làm tốt các dịch vụ phục vụ hộ xã viên sx thuận lợi. Trước mắt phải tổ chức các khâu dịch vụ: thủy nông, giống, bảo vệ thực vật, làm đất, thu hoạch,... từng bước vươn lên làm các dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, phát triển ngành nghề nông thôn.

+ Tăng cường công tác chỉ đạo HTXNN: Nâng cao trách nhiệm của các cấp Ủy Đảng, chính quyền trong việc lãnh đạo HTXNN, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, đoàn thể chỉ đạo HTXNN hoạt động đúng luật

Kinh tế hộ nông dân là hình thức kinh tế phổ biến ở nông thôn hiện nay và còn tồn tại lâu dài, có vai trò to lớn trong viêc phát triển lực lượng sản xuất; cần khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển sản xuất với quy mô ngày càng lớn. Đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ thành kinh tế trang trại theo quy mô phù hợp đối với từng loại cây trồng, vật nuôi, hoặc liên kết thành lập trang trại kinh doanh tổng hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.3. Kiến nghị

1) Trong giới hạn phạm vi và điều kiện nghiên cứu của đề tài; những nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá ở huyện Yên Sơn nêu trên có tính khái quát chung; cần có những nghiên cứu sâu hơn và đề xuất những giải pháp cụ thể đối với từng loại cây

trồng, vật nuôi có lợi thế so sánh để đầu tư phát triển sản xuất thành những sản phẩm hàng hoá chủ lực có khối lượng hàng hoá lớn, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao của Tuyên Quang trong thời gian tới.

2) Đề nghị các cấp uỷ đảng, chính quyền và các ngành tổ chức triển khai có kết quả Nghị quyết Trung ương 7 (khoá X) và Chương trình hành động thực hiện nghị quyết của Tỉnh uỷ về nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Xây dựng các mục tiêu, giải pháp và cơ chế chính sách cụ thể, phù hợp để thúc đẩy nhanh tiến trình phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Trong chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cần phải hết sức kiên trì trong dài hạn, tránh tư tưởng chủ quan nóng vội.

3) Nhà nước nghiên cứu bổ xung, ban hành các cơ chế chính sách ở tầm vĩ mô về thuế, đất đai, tín dụng, đầu tư cơ sở hạ tầng, khuyến nông, đào tạo cho nông dân, các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hoá theo từng ngành hàng, bảo hiểm sản xuất hàng nông sản... để cơ sở có căn cứ triển khai thực hiện. Sản xuất hàng hóa quy mô trang trại cần có quy mô đất đai hợp lý, cần có hướng dẫn cụ thể và khuyến khích việc dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất đối với sản xuất nông sản hàng hóa.

Đối với Nhà nước: Đề nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền cần sớm rà soát lại quy hoạch các vùng kinh tế và hoạch định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho từng vùng để địa phương có điều kiện xác định sát đúng hơn định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển nông nghiệp theo hướng sx hàng hóa.

Đối với địa phương: Tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng trong việc sử dụng đất, thực hiện các chương trình khuyến nông, cung cấp thông tin thị trường; có chương trình cho nông dân vay vốn để phát triển sx, hướng dẫn và tổ chức tiêu thụ nông sản cho kinh tế hộ...

Đối với các thành phần kinh tế: Các trang trại, hộ nông dân cũng như HTX cần mở rộng liên kết hợp tác theo hướng đa dạng hóa gắn với chuyên môn hóa, tập trung hóa, thường xuyên nắm bắt, cập nhật các thông tin liên

quan cũng như mạnh dạn ứng dụng rộng rãi những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất và dịch vụ.

Với tính khả thi của đề tài, tác giả mong rằng việc triển khai thực hiện các giải pháp, kiến nghị trên sẽ góp phần vào việc phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Yên Sơn ngày một hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN

Kinh tế hộ nông dân phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa sẽ giúp khai thác tốt tiềm năng tài nguyên đất đai, lao động nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Với đề tài “Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân theo

hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang”, nghiên

cứu đã đạt được một số kết quả sau:

Với kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận về sản xuất nông sản hàng hoá trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Về mặt thực tiễn đưa ra được định hứớng và những giải pháp chủ yếu có cơ sở khoa học và phù hợp với thực tiễn để phát triển sản xuất nông sản hàng hoá và đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở một tỉnh miền núi như Tuyên Quang.

Vấn đề này có nhiều nội dung cần đề cập đến, nhưng đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu về lý luận phát triển kinh tế và phát triển sản xuất hàng hoá để làm rõ tiến trình phát triển. Trên cơ sở dự tính, dự báo triển vọng sản xuất và xuất khẩu nông sản của Việt Nam; đánh giá thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh Tuyên Quang, phân tích những khó khăn và lợi thế về sản xuất nông sản hàng hoá; từ đó xây dựng quan điểm, định hướng, mục tiêu và giải pháp thúc đẩy phát triển mạnh sản xuất nông sản hàng hoá tại tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới. Những vấn đề nghiên cứu và đề xuất của đề tài có tính thực tiễn cao sẽ có sự đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh nói chung và sản xuất nông sản hàng hoá nói riêng theo hướng CNH, HĐH.

Qua kết quả nghiên cứu của đề tài, khẳng định có một số loại cây trồng, vật nuôi của tỉnh Tuyên Quang giàu tiềm năng và có lợi thế so sánh có thể đẩy mạnh đầu tư phát triển thành những sản phẩm hàng hóa chủ lực phục vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu; như: chè, ngô, sắn, cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, đậu tương), cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc... Do có đặc điểm tự nhiên, khí hậu phong phú; vì vậy, mỗi địa phương cấp huyện, xã cần

xác định các loại cây trồng, vật nuôi thực sự phù hợp và có lợi thế ở địa phương mình để có biện pháp đầu tư phát triển, tạo sự phong phú, đa dạng về sản phẩm nông sản hàng hóa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Khâu quy hoạch phát triển sản phẩm chủ yếu và tổ chức chỉ đạo thực

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 114 - 123)