Giải pháp về mở rộng thị trường nông sản phẩm

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 109 - 111)

II Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu

4.2.2.Giải pháp về mở rộng thị trường nông sản phẩm

1. Mức độ chế biến Sản phẩm thô 86,

4.2.2.Giải pháp về mở rộng thị trường nông sản phẩm

Ở các khu vực miền núi và nông thôn thì vấn đề mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản phẩm là giải pháp quan trọng nhằm phát triển kinh tế ở vùng này. Mở rộng thị trường kích thích sản xuất hàng hóa phát triển. Mà vấn đề thị trường thì từ các hộ nông dân kể cả những hộ sản xuất hàng hóa lớn không thể tự mình giải quyết được, nên cần phải có sự can thiệp của Nhà nước để tạo điều kiện cho hộ sản xuất hàng hóa theo hướng sau:

- Cần tập trung xây dựng mới, mở rộng và nâng cấp các cơ sở chế biến, dịch vụ tìm kiếm thị trường để giải quyết sản phẩm đầu ra cho nông sản hàng hóa. Để giải quyết đầu ra, trước mặt và lâu dài cần thúc đẩy tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa. Đẩy mạnh mô hình phát triển sản xuất kinh doanh tổng hợp, hạn chế sự cạnh tranh vô tổ chức, ép giá, hợp tác giữa các cơ sở kinh doanh thương mại và các hộ nông dân với hình thức ứng vốn, đến vụ thu hoạch bán sản phẩm cho cơ sở. Điều này sẽ làm cho các hộ yên tâm vào sản xuất, góp phần kích thích sản xuất phát triển.

- Tổ chức hệ thống các kênh lưu thông nông lâm sản

- Củng cố và nâng cao vai trò của hệ thống thương mại dịch vụ. Hướng dẫn, tạo điều kiện để các HTX có thể đảm nhiệm dịch vụ đầu ra cho nông sản hàng hóa.

- Đối với các hộ lâm nghiệp: thì vấn đề thị trường và sản phẩm đầu ra của trồng rừng đang còn nhiều vướng mắc, và nó liên quan đến vấn đề môi trường. Để các hộ yên tâm trong kinh doanh nghề rừng thì những vướng mắc trên cần làm rõ.

- Các hộ trồng cây ăn quả: Hầu hết ở các hộ nông dân ở huyện không có kỹ thuật bảo quản, công nghệ chế biến thì lạc hậu. Chính vì vậy mà giải pháp về thị trường cho các hộ này là: Bố trí sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường với chi phí sản xuất rẻ, cải tạo nhiều giống mớ i tốt hơn, đầu tư cho công nghệ chế biến và bảo quản đảm bảo cho ra thị trường sản phẩm tươi ngon.

- Đẩy mạnh liên kết 4 nhà và ký kết, thực hiện hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho nông dân theo Quyết định số 80/2002/QĐ - TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng.

- Hoàn thiện và nâng cao hoạt động của các chợ, chợ đầu mối nông sản. - Có chiến lược quảng bá giới thiệu để các nhà đầu tư thấy rõ tiềm năng, lợi thế của địa phương để thu hút vốn đầu tư, doanh nghiệp chế biến về

hợp đồng thu mua sản phẩm giúp dân, giải quyết vấn đề tiêu thụ sản phẩm cho người dân an tâm sản xuất, góp phần làm kinh tế huyện phát triển.

- Hướng sản phẩm hàng hóa theo chuyên môn để mở rộng thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.

Đồng thời chính quyền địa phương cần cung cấp kịp thời các thông tin về cung cầu, giá sản phẩm giúp nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp và các bên liên quan có những quyết định sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị hiếu của thị trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 109 - 111)