Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 44 - 47)

- Trưởng thôn Thông tin về nông dân

x 100% Giá trị tổng sản phẩm

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Yên Sơn là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang, bao quanh thành phố Tuyên Quang, cách thành phố tỉnh lị khoảng 13km.

- Phía Tây Nam giáp huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) - Phía Tây giáp huyện Yên Bình (Yên Bái)

- Phía Đông là huyện Định Hóa (Thái Nguyên), và huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn).

Thị trấn: thị trấn Tân Bình song đây không phải là huyện lị. Trước đây huyện lị Yên Sơn là xã An Tường nằm sát thị xã Tuyên Quang nhưng từ tháng 9/2008, khi thị xã Tuyên Quang được mở rộng, xã An Tường đã được chuyển về thị xã, huyện lị Yên Sơn hiện đang được xây dựng tại phần đất thuộc khu vực giáp ranh 3 xã Lang Quán - Thắng Quân - Tứ Quận. Trong đó, phần đất thuộc xã Tứ Quận 3.641,66 ha, xã Thắng Quân 415,3871 ha, xã Lang Quán 87,992 ha. Diện tích khu trung tâm thị trấn huyện lị mới dự kiến là 800 ha (8 km²).

3.1.1.2. Địa hình

Là một huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang có địa hình tương đối phức tạp và nhiều đồi núi dốc. Đây là mặt khó khăn của huyện trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải. Các xã phía Bắc huyện Yên Sơn có độ cao từ 200 - 600m và giảm dần xuống phía Nam, độ dốc trung bình 250

, phía Nam huyện Yên Sơn vùng đồi núi, độ cao trung bình dưới 500m và

hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, độ dốc thấp dần dưới 250. Ở phía đông Yên Sơn, địa hình núi thấp, có đỉnh Pu Miêng cao 694m, thung lũng xâm thực - tích tụ và bán bình nguyên bóc mòn ở phía Tây huyện.

Trên địa bàn Yên Sơn có các sông Phó Đáy, Sông Lô, Sông Gâm chảy qua.

3.1.1.3. Khí hậu

Yên Sơn có điều kiện khí hậu đa dạng mang đậm tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa đặc trưng của khí hậu Việt Nam. Chia thành 2 mùa, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình khoảng 280

C; mùa đông hanh, khô từ tháng 10 đến tháng 3, nhiệt độ trung bình khoảng 160C, độ ẩm trung bình 82%.

3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên và tiềm năng của huyện

Tại Yên Sơn đã phát hiện mỏ sắt tại Phúc Ninh, Tân Tiến, Cây Nhãn với trữ lượng hơn 5 triệu tấn; Barít tại Làng Chanh, Xóm hoắc, xóm Húc; cao lanh tại Nghiêm Sơn; đất sét tại Lưỡng Vượng; nước khoáng - nước nóng Mỹ Lâm (mỏ nước khoáng Mỹ Lâm có trữ lượng nước khoáng là là 1.474 m3/ngày cấp B C1 C2, trong đó cấp B: 492 m 3/ngày; cấp C 2: 248 m 3

/ngày). Ngoài ra, Yên Sơn còn có mỏ chì - kẽm, mỏ Antimoan và là địa bàn tập trung các loại nguyên liệu xây dựng như: gạch, đá. cát. sỏi…

Diện tích đất lâm nghiệp 87.780,81 ha, chiếm 72,6% diện tích đất tự nhiên toàn huyện là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông - lâm nghiệp. Yên Sơn là nơi thích hợp cho việc chăn nuôi gia cầm và các loại đại gia súc như: lợn, bò. Đất đai Yên Sơn phù hợp cho việc trồng rừng nguyên liệu, tre, nứa, trồng chè, lúa, đậu, mía, cây ăn quả … đặc biệt là trồng gấc ở các xã Trung Môn, Lang Quán, Tứ Quận.

Huyện Yên Sơn có thế mạnh phát triển các lĩnh vực công nghiệp như: công nghiệp chế biến nông- lâm sản, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng,

công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, khai thác lâm sản: gỗ, tre, nứa. Trên đại bàn Yên Sơn có quốc lộ 2, 37 chạy qua.

Yên Sơn là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh như: hồ Ngòi Là ở Chân Sơn; núi Là ở Lang Quán; suối khoáng Mỹ Lâm ở Phú Lâm… có thể đầu tư khai thác phục vụ cho du lịch sinh thái. Ngoài ra, yên Sơn còn có khu di tích lịch sử tại xã Kim Quan, khu di tích lịch sử Làng Ngòi, Đá Bàn ở Mỹ Bằng, di tích lịch sử Trường Nguyễn Ái Quốc, địa điểm Khe Lau, Km7, hội trường Đại hội Ítxala, di tích CayXỏn -PhômViHản, di tích XuPhaNuVong.

Vào ngày 10 tháng giêng âm lịch hàng năm, tại xã Kim Phú lại diễn ra lễ hội Giếng Tanh của người Cao Lan (hội thường kéo dài 1-2 ngày). Trong lễ hội, mọi người tham gia các trò dân gian như: đánh đu, đi cà kheo, múa hát… Du khách khi đến Yên Sơn được thưởng thức những món đặc sản như: tinh bột dong giềng Lực Hành, thịt mỡ muối, thịt bò khô, thịt trâu khô, cá thính của người Sán Dìu... Du khách muốn đến Yên Sơn có thể theo quốc lộ 2 theo tuyến Hà Nội lên Phú Thọ tới Tuyên Quang hoặc theo tuyến quốc lộ 37 từ Thái Nguyên đi qua huyện Sơn Dương tới Yên Sơn.

Yên Sơn có 31 đơn vị hành chính bao gồm thị trấn Tân Bình và các xã: Đội Bình, Nhữ Khê, Nhữ Hán, Mỹ Bằng, Chân Sơn, Thắng Quân, Lang Quán, Tứ Quận, Quý Quân, Chiêu Yên, Lực Hành, Xuân Vân, Phúc Ninh, Trung Trực, Kiến Thiết, Tân Long, Tân Tiến, Trung Môn, Hoàng Khai, Kim Phú, Phú Lâm, Phú Thịnh, Thái Bình, Tiến Bộ, Đạo Viện, Trung Sơn, Công Đa, Kim Quan, Hùng Lợi, Trung Minh. Yên Sơn là địa bàn sinh sống của các các dân tộc: Kinh, Tày, Dao, H’Mông, La Chí, Sán Dìu, Tống, Cao Lan… Người Tống ở Yên Sơn sinh sống bằng làm nông nghiệp, cấy lúa nước và trồng ngô, khoai, sắn, gừng và các loại rau xanh, bí đỏ trên nương rẫy và chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà. Cách thức canh tác và nông cụ của người Tống tương tự

người Tày, Dao, người Tống làm nhà theo kiểu nhà người Kinh, Tày, Dao, tuy nhiên chuồng gia súc thường làm xa nhà ở. Trước đây, đàn ông Tống thường cạo đầu, chỉ chừa một chỏm tóc dài trên đỉnh (giống người H’Mông), vấn khăn đầu rìu bằng vải chàm, mặc áo tứ thân, quần lá toạ. Phụ nữ mặc áo ngắn với váy và khăn đội đầu màu chàm. Tuy nhiên, hiện giờ trang phục của người Tống có thay đổi đôi chút, những người nhiều tuổi ăn mặc giống người Tày, còn những người thanh niên lại mặc trang phục giống người Kinh. Người Tống ăn cơm nếp nhiều hơn cơm tẻ, cách chế biến thức ăn giống như người Tày. Người Cao Lan ở Yên Sơn có nhiều truyện cổ được ghi chép bằng chữ Hán, hoặc truyền miệng; có khá nhiều điệu múa như: múa chim gâu, múa xúc tép, múa cờ, múa khai đèn… Nhạc cụ có đủ bát âm, gồm: trống, chiêng, chuông, chập xeng, thanh la, kèn tổ sâu, sáo, nhị. Trong lễ hội, bên cạnh các trò chơi như kéo co, đẩy gậy, ném còn... thì không thể thiếu làn điệu sình Ca.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)