II Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu
3. thu nhập của hộ do ngành chăn nuôi tạo ra %
4. Tỷ suất nông sản hàng hóa %
- Chăn nuôi gia súc % 68
- Chăn nuôi gia cầm % 67
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012) 3.2.3.3. Phát triển kinh tế hộ và thu nhập của hộ điều tra
Trong quá trình sản xuất phát triển kinh tế nhất là vào thời kỳ mở cửa nền kinh tế thị trường hiện nay thì các hộ nông dân để tồn tại và phát triển đều
Đối với huyện Yên Sơn, mặc dù vấn đề kinh tế thị trường vẫn còn là vấn đề mới mẻ, song sản xuất hàng hóa đã được các hộ nông sân biết đến và tiếp cận ở các mức độ khác nhau tùy theo cách sắp xếp tổ chức của các hộ. Có hộ sản xuất ra khối lượng hàng hóa nhỏ, ví dụ mỗi năm chỉ xuất chuồng vài tạ lợn hơi, vài tấn thóc... nhưng bên cạnh có những hộ sản xuất ra lượng sản phẩm hàng hóa lớn có giá trị hàng chục đến hàng trăm triệu đồng. Quy mô sản xuất, mức dộ thu nhập giữa các hộ nông dân sản xuất hàng hóa trong một vùng và giữa các vùng, các xã cũng có sự khác nhau.
Vì số lượng hộ nông dân sản xuất hàng hoá của huyện Yên Sơn là rất lớn cho nên chúng tôi không thể điều tra được toàn bộ, mà chỉ chọn ra những hộ đại diện theo phương pháp chọn điển hình của các xã thuộc các vùng khác nhau để phân tích phục vụ đề tài. Cho nên số liệu đưa ra trong luận văn có thể là chưa chính xác tuyệt đối, nhưng chắc chắn những kết luận rút ra được sẽ mang tính đại diện cho cho toàn huyện.
Dựa trên tiêu chí xếp loại hộ nông dân theo quy mô hàng hoá. Qua quá trình xét chọn chúng tôi đã chọn được 90 hộ nông dân tiêu biểu cho các loại hộ nông dân theo quy mô hàng hoá của 3 xã thuộc ba vùng của huyện Yên Sơn.
Bảng 3.16: Cơ cấu hộ nông dân theo quy mô hàng hóa
Chỉ tiêu Xã Quý Quân Xã Lực Hành Xã Kiến Thiết Tổng số SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) Hộ sản xuất hàng hóa lớn 6 20 8 26,67 5 16,67 19 21,11 Hộ sản xuất hàng hóa trung bình 11 36,67 10 33,33 11 36,67 32 35,56 Hộ sản xuất hàng hóa nhỏ 13 43,33 12 40 14 46,66 39 43,33
Tổng cộng 30 100 30 100 30 100 90 100
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012)
Qua biểu trên ta thấy nếu nhìn vào tổng thể chung của 3 xã thì các hộ hàng hoá không có sự chênh lệch lớn. Nếu xét theo từng vùng thì có sự chênh lệch rõ rệt:
Xã Quý Quân nằm ở vùng phía Bắc của huyện, có lợi thế phát triển các cây công nghiệp lâu năm (đặc biệt là cây chè và các loại cây ăn quả như vải và nhãn). Hộ hàng hóa nhỏ chiếm 43,33%, thấp nhất là hộ hàng hóa lớn chiếm 20%.
Phía Đông là xã Lực Hành, các hộ nông dân sản xuất hàng hóa chuyên phát triển lâm nghiệp và chăn nuôi đại gia súc nên hộ hàng hóa lớn chiếm 26,67% cao hơn so với các xã.
Xã Kiến Thiết thuộc phía Nam của huyện có lợi thế về phát triển mạnh nông nghiệp (các sản phẩm sơ chế, chế biến của huyện đặc biệt là chè an toàn, bánh chưng…), sản xuất lương thực và kinh doanh dịch vụ. Hộ hàng hóa nhỏ là chủ yếu chiếm 46,67%.
* Về tình hình sản xuất hàng hóa của các hộ điều tra
Các sản phẩm hàng hóa của hộ nông dân chủ yếu là nông sản. Rừng ở huyện đang trong thời kỳ tu bổ, trồng mới nên chỉ có thể khai thác ở phần diện tích khoanh nuôi và bảo vệ nhưng chưa nhiều, cho nên sản phẩm hàng hóa còn ít. Qua bảng 3.17 ta thấy, quy mô giá trị sản phẩm hàng hóa bình quân của hộ điều tra là 14,670 triệu đồng, trong đó ngành trồng trọt là 9,106 triệu đồng, chăn nuôi là 4,966 triệu đồng và lâm nghiệp là 0,599 triệu đồng.
Cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hóa của các nhóm hộ rất đa dạng. Tỷ trọng ngành trồng trọt chiếm 62,1%, chủ yếu là các sản phẩm cây hàng năm như lúa, ngô…; cây công nghiệp lâu năm như chè, vải, nhãn… Ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng 33,8% chủ yếu là chăn nuôi lợn, dê và gia cầm. Tỷ trọng hàng hóa của hộ ngành lâm nghiệp là rất thấp chỉ chiếm 4,1%.
Phân tích giá trị sản phẩm hàng hóa theo vùng, cao nhất là xã Quý Quân 14,978 triệu đồng trong đó giá trị sản phẩm hàng hóa ngành trồng trọt 8,792 triệu đồng, ngành chăn nuôi là 5,347 triệu đồng, ngành lâm nghiệp là 0,839 triệu đồng; thấp nhất là xã Lực Hành 14,367 triệu đồng, trong đó giá trị sản phẩm hàng hóa ngành trồng trọt là 9,066 triệu đồng, ngành chăn nuôi là 4,813 triệu đồng và ngành lâm nghiệp là 0,488 triệu đồng. Cơ cấu sản phẩm
hàng hóa ngành trồng trọt cao nhất là xã Kiến Thiết 64,5%, thấp nhất là xã Quý Quân 58,7%; ngành chăn nuôi cao nhất là xã Quý Quân 35,7%, thấp nhất là xã Kiến Thiết 32,3%; ngành lâm nghiệp cao nhất là xã Quý Quân 5,6%, thấp nhất là xã Kiến Thiết 3,2%.
Cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hóa đã thể hiện rõ theo định hướng phát triển của từng xã: xã Quý Quân phát triển mạnh ngành chăn nuôi và lâm nghiệp, bên cạnh đó xã còn là một trong 5 xã vùng sản xuất lúa nếp vải đặc sản; xã Kiến Thiết phát triển mạnh ngành trồng trọt. Bên cạnh đó xã Lực Hành đầu tư phát triển ngành trồng chè, chế biến chè và trồng các loại cây ăn quả như nhãn, vải…
Bảng 3.17: Quy mô và cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hóa bình quân ở hộ nông dân điều tra năm 2012
Phân loại hộ
Tổng GTSPHH Trong đó
Trồng trọt Chăn nuôi Lâm nghiệp
SL (Tr.đ) (Tr.đ) Tỷ lệ (%) SL (Tr.đ) Tỷ lệ (%) SL (Tr.đ) Tỷ lệ (%) SL (Tr.đ) Tỷ lệ (%) Bình quân chung 14,670 100 9,106 62,1 4,966 33,8 0,599 4,1 1. Theo vùng - Xã Quý Quân 14,978 100 8,792 58,7 5,347 35,7 0,839 5,6 - Xã Lực Hành 14,367 100 9,066 63,1 4,813 33,5 0,488 3,4 - Xã Kiến Thiết 14,665 100 9,459 64,5 4,737 32,3 0,469 3,2