Giải pháp về đẩy mạnh thực hiện chủ trương, chính sách liên quan đến quy hoạch và phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 106 - 109)

II Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu

1. Mức độ chế biến Sản phẩm thô 86,

4.2.1. Giải pháp về đẩy mạnh thực hiện chủ trương, chính sách liên quan đến quy hoạch và phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất

đến quy hoạch và phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

Thứ nhất là chính sách về phát triển cơ sở hạ tầng (điện, giao thông, thủy lợi) để phục vụ SXNN cho người dân. Quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới; Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, nhất là vùng sản xuất tập trung, tiếp tục hoàn thiện chương trình kiên cố hóa kênh mương và phát triển thủy lợi, nâng cao năng lực tưới tiêu.

Thứ hai là căn cứ điều kiện cụ thể của cơ sở để có biện pháp cụ thể tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương hỗ trợ cho các chủ thể tham gia sản xuất nói chung, sản xuất hàng hóa nói riêng. Đó là các văn bản:

+ Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 về khuyến nông có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01/03/2010

+ Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29/01/2010 về “Phê duyệt đề án phát triển nông thôn ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020”

+ Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Bắt đầu có hiệu lực ngày 01/06/2010

+ Thông tư 27 /2011/TT-BNNPTNT ngày 13/04/2011: Quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại”

Các chính sách này đã tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia liên kết có vốn để sản xuất, đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp (phân bón, thức ăn, thuốc thú y, BVTV) hơn, tăng cường hoạt động chuyển giao KHKT và góp phần giảm thiểu rủi ro của nông hộ khi xảy ra dịch bệnh.

Tạo điều kiện tổ chức cho các lãnh đạo, cán bộ quản lý, hộ nông dân, hộ gia đình đi nghiên cứu, tham gia học tập kinh nghiệm làm ăn ở các địa phương khác, trong những trường hợp cần thiết có thể mời các chuyên gia kỹ thuật giúp thực hiện các chương trình kinh tế của xã, quan tâm mở rộng các chương trình kinh tế, các mô hình làm ăn hiệu quả đã được khẳng định, từng bước thay đổi tư duy và tập quán sản xuất lạc hậu, tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa của mọi người dân.

Có chiến lược liên kết với các doanh nghiệp chế biến nông sản về thu mua, bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Quảng bá giới thiệu để các doanh nghiệp thấy rõ được tiềm năng, lợi nhuận của địa phương để thu hút họ góp phần làm kinh tế của xã ngày càng phát triển hơn nữa.

Ban hành quy chế và hợp đồng mẫu hướng dẫn người sản xuất, các doanh nghiệp hiểu rõ được lợi ích, trách nhiệm trong ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa. Ban hành những chế tài xử phạt vi phạm hợp đồng thật cụ thể, rõ ràng để tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp để họ yên tâm đầu tư.

- Thứ ba về chính sách đất đai: Tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai theo luật định về kiểm soát chặt chẽ quỹ đất phục vụ sản xuất. Thực hiện đúng các quy định về chính sách Nhà nước trong giải tỏa, thu hồi đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Khuyến khích việc tích tị và tập trung ruộng đất đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất hàng hóa nhưng phải được quản lý, giám sát chặt chẽ phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn. Các tổ chức, cá nhân không phải là nông dân có quyền được thuê

đất để tổ chức sản xuất nông nghiệp. Thời gian và diện tích đước thuê đất tùy thuộc vào vị trí, mục đích và quy mô sử dụng đất và tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành.

* Tổ chức thực hiện tốt quy hoạch sản xuất nông nghiệp

Trên cơ sở nhiệm vụ phát triển nông nghiệp của huyện giai đoạn 2011- 2020 có thể thấy 3 nhiệm vụ là: Quy hoạch vùng sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển giao áp dụng tiến bộ khoa học và đào tạo nghề cho nông dân.

Đối với huyện Yên Sơn cần thúc đẩy tiến trình quy hoạch vùng chuyên canh cây lúa chất lượng cao, chuyên canh rau màu, quy hoạch khu chăn nuôi tập trung để hình thành mô hình liên kết 3 nhà. Hiện trạng quá trình tích tụ ruộng đất trong dân còn yếu, chủ trương đúng song khi thực hiện gặp nhiều vấn đề về trao đổi ruộng tốt xấu, người giữ đất để lo kế sinh nhai lâu dài. Có nhiều hộ dù không làm nông nghiệp nữa vẫn kiên quyết giữ đất. Họ cho rằng hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, làm công nhân tại các khu công nghiệp vẫn có tính rủi ro cao nên kiên quyết vẫn giữ đất đề phòng rủi ro. Công tác vận động người dân dồn điền đổi thửa chưa thật sự đi sâu vào lòng dân, giúp họ hiểu lợi ích của làm ăn tập thể, lợi ích của liên két trong SXNN tránh sự hợp tác đổ vỡ từng xảy ra.

Quy hoạch sản xuất hàng hóa gắn liền với chuyên môn hóa, đa dạng hóa nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.

- Coi trọng chỉ đạo phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng chất lượng và hiệu quả, phát triển chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, theo hướng công nghiệp gắn liền với đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường, tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn đảm bảo ổn định sản xuất, giảm thiểu khó khăn rủi ro do thiên tai, dịch bệnh và do biến động giá cả gây nên. Nâng cao chất lượng kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm.

- Đổi mới và đẩy mạnh công tác chuyển giao KHKT, tích cực áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nâng cao công tác đào tạo nghề cho nông dân về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.

- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX DVNN, khuyến khích thành lập các tổ, hội, HTX trong trồng trọt, chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm.

- Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách của Nhà nước về hỗ trợ sản xuất, kinh doanh như: Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, hỗ trợ khắc phục thiệt hại do thiên tai và dịch bệnh gây ra trong SXNN.

Có chế độ đãi ngộ và hỗ trợ hợp lý đối với các cán bộ khoa học, tạo điều kiện cho công tác chuyên môn của họ. Chính phủ cần quán triệt tinh thần của chủ trương, chính sách về liên kết cũng như các văn bản có liên quan và vấn đề quy hoạch sản xuất nông nghiệp một cách sâu rộng từ cấp tỉnh, huyện nhất là cấp xã. Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác về tuyên truyền, phổ biến cho mọi đối tượng. Đây là tiền đề để thực hiện thành công mối liên kết 3 nhà trong SXNN ở mọi cấp.

- Tăng cường nhân lực, kinh phí thực hiện công tác khuyến nông, về khoa học công nghệ, chuyển giao kỹ thuật tiến bộ: Đổi mới cách thức tuyên truyền nhân rộng mô hình khuyến nông, theo hướng “hướng dẫn đầu bờ” trực quan để nông dân nắm được và làm thử ngay tại ruộng, tại chuồng về kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc cây, con.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)