Thịt lợn hơi Tấn 6.850 4.142 4.212 18,

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 69 - 74)

II Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu

3. Thịt lợn hơi Tấn 6.850 4.142 4.212 18,

4. Thịt gia cầm Tấn 836 1.045 1203 20,06

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Yên Sơn) * Chăn nuôi lợn:

Chăn nuôi lợn theo phương thức sản xuất hàng hóa là một trong những chiến lược phát triển ngành chăn nuôi chủ yếu của huyện Yên Sơn. Trong những năm gần đây, trên địa bàn huyện đã triển khai một số dự án cải tạo giống và phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc, sản xuất giống và chăn nuôi lợn ngoại bước đầu thu được kết quả tốt,đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi công nghiệp với quy mô hàng trăm nái có thu nhập cao. Tổng đàn lợn năm 2012 đã đạt 102.653 con

(tăng 307 con so với năm 2011, nhưng có phần giảm đi so với năm 2010 là 3.581 con). Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng năm 2012 tăng so với năm 2011, nhưng lại giảm so với năm 2010 là 2.638 tấn. Mỗi năm Yên Sơn đã cung cấp vài nghìn tấn thịt lợn cho các thị trường lân cận.

* Chăn nuôi trâu, bò:

Những năm gần đây, đàn trâu trên địa bàn có xu hướng giảm dần do tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu làm đất tăng, nhu cầu sức kéo giảm và hiệu quả chăn nuôi trâu không cao. Năm 2012, toàn huyện có 17.713 con, bình quân giai đoạn 2010 - 2012 tổng đàn trâu giảm 22,27%. Sản lượng thịt trâu xuất chuồng năm 2010 đạt 598 tấn, năm 2012 đã tăng lên 1.415 tấn, sơ dĩ số lượng trâu giảm nhưng lượng thịt trâu hơi xuất chuồng lại tăng lên là do trâu không còn sự dụng nhiều vào mục đích lấy sức kẻo mà chủ yếu nuôi để lấy thịt.

Đàn bò cũng được xác định là một trong các con vật nuôi chủ lực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đàn bò đã phát triển ở hầu hết các xã. Mặc dù số lượng bò giảm 36,11% nhưng sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng vẫn tăng mạnh, năm 2012 đạt 162 tấn, tăng gấp 4,15 lần so với năm 2011.

* Chăn nuôi dê, ngựa: Do đặc điểm địa hình nhiều đồi núi, huyện Yên Sơn có lợi thế trong chăn nuôi dê và ngựa. Đặc biệt hiện tại dê đang là loại gia súc được huyện Yên Sơn chú trọng phát triển. Năm 2010 đàn dê của huyện Yên Sơn đạt 1.986 con, những năm tiếp theo, số lượng dê có giảm nhưng vẫn thuộc loại vật nuôi có số lượng cao ở huyện Yên Sơn

* Chăn nuôi gia cầm:

Chăn nuôi gia cầm của huyện nhìn chung phát triển khá đồng đều. Thời gian qua, nhiều giống gia cầm mới cho năng suất và chất lượng cao, phù hợp với điều kiện chăn nuôi đã được nuôi thích nghi, chọn lọc, khảo nghiệm đưa vào sản xuất như vịt SuperM, CV2000, ngan Pháp, vịt trứng Triết Giang; các giống gà thả vườn như Tam Hoàng, Lương Phượng, Kabir… Năm 2010, tổng

đàn gia cầm đạt 1.986 con, năm 2011 giảm xuống còn 1.130.034 con, năm 2012 còn 1.024.700 con. Dù số lượng đàn gia cầm giảm nhưng sản lượng thịt không ngừng tăng lên, điều này cho thấy năng suất chăn nuôi đã có sự phát triển tốt

3.2.3. Phát triển về chất

3.2.3.1. Hiệu quả kinh tế sản xuất ngành trồng trọt

- Bảng 3.12 thể hiện sản lượng giá trị và tỷ suất nông sản hàng hóa của ngành trồng trọt huyện Yên Sơn qua 3 năm từ 2010 đến 2012. Qua bảng số liệu cho thấy:

- Về sản lượng hàng hóa:

+ Sản lượng hàng hóa của cây lương thực có hạt (lúa,ngô) năm 2010 là 13.110 tấn, đến năm 2012 sản lượng hàng hóa này là 14.080 tấn tăng 970 tấn. Tốc độ tăng sản lượng hàng hóa của cây lương thực qua 3 năm là 3,65%/năm.

+ Sản lượng hàng hóa của cây thực phẩm (rau và đậu các loại) năm 2010 là 6.843 tấn đến năm 2012 sản lượng hàng hóa của cây trồng này là 10.994,85 tấn, tăng 4.151,85 tấn. Tốc dộ tăng bình quân về sản lượng hàng hóa qua 3 năm là 27,74%/năm. Đây là nhóm cây trồng có tốc độ tăng nhanh về sản lượng hàng hóa.

+ Sản lượng hàng hóa của cây công nghiệp năm 2010 là 1.284,70 tấn đến năm 2011 sản lượng này tăng lên là 1.651,22 tấn; đến năm 2012 có xu hướng giảm so với năm 2011, chỉ còn 1.331,98 tấn (tức giảm 319,24 tấn). Với mức tăng trung bình quân qua 3 năm là 4,6%/năm.

Bảng 3.12: Sản lƣợng - giá trị - tỷ suất nông sản hàng hóa của ngành trồng trọt năm 2010 - 2012

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tốc độ phát triển

2011/2010 2012/2011 BQ

1. Sản lƣợng sản phẩm Tấn

- Cây lương thực có hạt Tấn 52.102 52.840 52.038 101,42 98,48 99,95

- Cây thực phẩm Tấn 12.541,94 14.363,73 15.837,25 114,53 110,26 112,39

- Cây công nghiệp Tấn 2.280 2.598 2.103 113,95 80,95 97,45

2. Sản lƣợng sản phẩm hàng hóa Tấn

- Cây lương thực có hạt Tấn 13.110 13.350 14.080 101,83 105,47 103,65

- Cây thực phẩm Tấn 6.843 9.825,63 10.994,85 143,59 111,90 127,74

- Cây công nghiệp Tấn 1.284,70 1.651,22 1.331,98 128,53 80,67 104,60

3. Giá trị sản lƣợng hàng hóa Tr.đ

- Cây lương thực có hạt Tr.đ 18.009,59 17.493,54 18.189,86 97,13 103,98 100,56 - Cây thực phẩm Tr.đ 20.983,31 23.581,35 29.085,34 112,38 123,34 117,86 - Cây công nghiệp Tr.đ 1.172,50 1.896,61 1.041,28 161,76 54,90 108,33

4. Tỷ suất nông sản hàng hóa %

- Cây lương thực có hạt % 48,6 52,5 59,6 108,02 113,52 110,77

- Cây thực phẩm % 47,6 64,5 69,7 135,50 108,06 121,78

- Cây công nghiệp % 58 61 67 105,17 109,84 107,50

- Về giá trị sản lượng hàng hóa:

+ Cây lương thực có hạt năm 2010 có giá trị sản lượng hàng hóa là 18.009,59 triệu đồng đến năm 2011 giá trị sản lượng hàng hóa này giảm xuống còn 17.493,54 triệu đồng, đến năm 2012 lại tăng lên 18.189,86 triệu đồng, mức tăng bình quân qua 3 năm là 0,56%

+ Cây thực phẩm có giá trị sản lượng hàng hóa năm 2010 là 20.983,31 triệu đồng, đến năm 2012 giá trị sản lượng hàng hóa của nhóm cây trồng này là 29.085,34 triệu đồng tăng 8.102,03 triệu đồng qua 3 năm. Tốc độ tăng bình quân là 17,86%/năm.

+ Nhóm cây trồng công nghiệp có giá trị sản lượng hàng hóa năm 2010 là 1.172,50 triệu đồng, đến năm 2012 giá trị này là 1.041,28 triệu đồng giảm 131,22 triệu đồng qua 3 năm.

- Về tỷ suất nông sản hàng hóa: đến năm 2012 nhóm cây thực phẩm có tỷ suất hàng hóa cao nhất với giá trị là 69,7% tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là21,78%/năm. Đứng sau nhóm cây thực phẩm là nhóm cây công nghiệp có tỷ suất nông sản hàng hóa biến động tăng qua các năm, năm 2010 tỷ suất hàng hóa của cây công nghiệp là 58%, năm 2011 là 61% và đến năm 2012 là 67%. Tốc độ tăng bình quân của cả 3 năm là 7,5%/năm. Cây lương thực có hạt tỷ suất hàng hóa thấp hơn do sản phẩm của nhóm này chủ yếu là để phục vụ tiêu dùng và chăn nuôi của hộ. Năm 2010, tỷ suất nông sản hàng hóa của nhóm này là 48,6%, năm 2011 là 61% và năm 2012 tăng lên 67%. Tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 7,5%/năm.

Bảng 3.13 thể hiện hiệu quả sản xuất của ngành trồng trọt ở các hộ điều tra năm 2012, kết quả thu được như sau:

- Về giá trị sản xuất/ha của hộ: Đối với nhóm cây lương thực có hạt, giá trị sản xuất trung bình của mỗi hộ là 22,4 triệu đồng/ha năm 2012. Đối với nhóm cây trồng thực phẩm (chủ yếu là rau và đậu các loại) có giá trị sản xuất trung bình là 51,3 triệu đồng/ha.Nhóm cây trồng công nghiệp (chủ yếu là đậu tương và lạc) có giá trị sản xuất là 8,9 triệu đồng/ha.

Bảng 3.13: Hiệu quả sản xuất ngành trồng trọt ở các hộ điều tra năm 2012

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012

1. Giá trị sản xuất/ha Tr.đ

- Cây lương thực có hạt Tr.đ 22,4

- Cây thực phẩm Tr.đ 51,3

- Cây công nghiệp Tr.đ 8,9

2. Thu nhập hỗn hợp/ha Tr.đ

- Cây lương thực có hạt Tr.đ 3,8

- Cây thực phẩm Tr.đ 27,6

- Cây công nghiệp Tr.đ 3,1

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 69 - 74)