II. Cách tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính:
2./ Vẻ đẹp nhân cách:
? Thủ pháp nghệ thuật gì được sử dụng ở 2 câu thơ này? Em hiểu từ “dại, khôn” theo nghĩa nào? “nơi vắng vẻ, chốn lao xao” là nơi nào?
GV nhận xét.
GV thuyết giảng mở rộng và chuyển ý: - Âm điệu câu thơ cứ nhẹ nhàng, cứ lâng lâng, cứ thanh thản thoái mái một cách lạ kì. Dường như thi nhân lấy làm mừng vì thoát khỏi vòng lợi danh, mọi điều thế sự, tìm về thế giới riêng biệt, bình yên, khác hẳn chốn phồn hoa náo nhiệt, tìm thấy sự bình tĩnh lắng đọng trong tâm hồn. Thật ra trong hai câu thơ đầu ta cũng đã thấy phong thái ung dung tự do, tự tại, vui thú với sự lựa chọn lối sống nhàn của mình.
- Qua sự lựa chọn lối sống của thi nhân ta còn thấy ẩn chứa bên trong một quan niệm nhân sinh, một triết lí sống của một bậc đại nho đại trí.
? Cũng từ 2 câu 3, 4 em thấy quan niệm“dại, khôn” của thi nhân xuất phát từ đâu? Cảm nhận của em về thái độ hành xử của thi nhân? (tích cực hay tiêu cực?)
GV chốt ý.
GV thuyết giảng mở rộng:
Tác giả tự nhận mình dại, nhường cái khôn cho người. Khôn mà hóa dại, dại mà hóa khôn. Thực ra ở thời đại Nguyễn Bỉnh Khiêm đây là một thái độ khôn khéo của một người biết tránh xa các cuộc phân tranh của các tập đoàn phong kiến Mạc, Trịnh, Nguyễn;
1HS trả lời. Các HS lắng nghe, bổ sung. -HS tự ghi nhận 1HS trả lời. Các HS lắng nghe, bổ sung. Ta – đại – nơi vắng vẻ
Người – khôn – chốn lao xao cách nói ngượi, đối.
*Nơi vắng vẻ nơi yên tĩnh giữa thiên nhiên trong lành.
*Chốn lao xao chốn ngựa xe bon chen sát phạt.
Cách nói đùa vui, hóm hỉnh, châm biếm nhẹ nhàng, nhân hậu, khiêm tốn thể hiện thái độ thanh cao không màng danh lợi.
Âm điệu thơ thoái mái, tâm trạng lâng lâng thanh thản của một nhân cách thanh cao được thoát khỏi vòng danh lợi.
3./ Vẻ đẹp trí tuệ:
a./ Khôn dại xuất phát từ trí tuệ thái độ hành xử đúng đắn, sáng suốt.
lánh xa quyền quý, lợi danh, sống đơn sơ, đạm bạc, hòa hợp với thiên nhiên. Nhàn không quay lưng với đời, mà là sự chờ đợi của kẻ am hiểu việc đời và biết cách hành động (tuy nhiên cái nhàn này ít nhiều thể hiện sự bất lực của Nguyễn Bỉnh Khiêm).
? Ở 2 câu cuối, tác giả vận dụng điển tích, hãy dựa vào chú thích (4) cho biết cái say và giấc chiêm bao của tác giả thể hiện ý nghĩa gì?
GV chốt ý.
? Qua tìm hiểu bài thơ, em hãy tóm tắt quan niệm sống nhàn của NBK từ đó hãy cho biết quan niệm ấy còn phù hợp với XH ngày nay ?
GV chốt lại và định hướng giáo dục quan niệm sống cho HS.
Hoạt động 4: Củng cố và luyện tập.
GV yêu cầu HS đọc lại phần ghi nhớ SGK.
GV bổ sung thêm: Nghệ thuật. Bút pháp tả thực…. Lời thơ….
GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi 5 SGK HS dựa vào chú thích trả lời. HS tranh luận (3 phút) HS đọc ghi nhớ Các HS khác lắng nghe - HS trả lời
- Uống say để nhận ra công danh phú quý chỉ là một giấc chiêm bao, chẳng có ý nghĩa gì.
Sự tỉnh táo thông tuệ
2 câu thơ có giá trị tổng kết về lối sống nhàn, một nhân cách thanh cao, một trí tuệ uyên thâm, câu thơ còn ẩn chứa ý nghĩa răn dạy kín đáo, nhẹ nhàng.