1./ Ổn định lớp:
2./ GV chép đề lên bảng:
Đề bài : Hãy nêu cảm nghĩ của em về một hiện tượng đời sống: Gợi ý:
- Yêu cầu về đề tài : Cảm nghĩ về quê hương, những ngày đầu tiên bước vào trường, cảm nghĩ về người thân…
- Yêu cầu về phương pháp: Kiểu bài phát biểu cảm nghĩ và văn nghị luận. HS trình bày cảm xúc chân thành, sâu sắc, trước một hiện tượng đời sống
Có khả năng dùng lí lẽ và dẫn chứng để diễn đạt ý nghĩ và tình cảm của mình một cách thuyết phục.
- Yêu cầu về bố cục: 3 phần (Mở bài, thân bài và kết luận) 3./ GV thu bài và dăn dò:
- Soạn bài “ Chiến thắng Mtao Mxây” ( Trích Đăm Săn - Sử thi Tây Nguyên). * Đọc kỹ tiểu dẫn nắm được Sử thi, tóm tắt tác phẩm, Vị trí đoạn trích * Đọc kỹ văn bản và chú thích
* Trả lời các câu hỏi hướng dẫn học bài.
Tuần 3, 4 Tiết 9,10
CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY
( Trích Đăm Săn – Sử thi Tây Nguyên).
A. Mục tiêu bài học:
Giúp HS
1. Nắm được đặc điểm nghệ thuật xây dựng kiểu nhân vật anh hùng sử thi, nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ của sử thi anh hùng.
2. Biết cách phân tích một văn bản sử thi để thấy được giá trị độc đáo riêng và nét đặc trưng cơ bản nhất của sử thi anh hùng Tây Nguyên.
3. Qua đoạn trích nhận thức được lẽ sống, niềm vui của mỗi người chỉ có thể có được trong cuộc chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc và sự thịnh vượng cho mọi người ( ý thức cộng đồng).
B. Phương tiện thực hiện:
- SGK, SGV
- Thiết kế bài học.
C. Cách thức tiến hành:
- GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: không thực hiện.
2. Giới thiệu bài mới:
- Ông Mlô Dun Du – nhà nghiên cứu văn hoá có tiếng người Êđê khi nhận xét Sử thi Đăm Săn đã nói “ Cả truyện Đăm Săn tỏ ra một cuộc sống gần như cuộc sống thật nhưng phong phú hơn, phóng khoáng hơn, cao xa hơn. Đó là điểm chính làm cho người thích nghe truyện Đăm Săn nghe mãi không thôi, nghe kể liền 3,4 lần cũng không thấy chán”. Để thấy được sự hấp dẫn, lôi cuốn của sử thi này, chúng ta tìm hiểu đoạn trích “ Chiến thắng Mtao Mxây”.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt
Tiết 1
Hoạt động 1:
GV gọi 1 HS đọc kết quả cần đạt của bài học.
? Thế nào là sử thi?
Hoạt động 2:
Hướng dẫn HS tìm hiểu - Các loại Sử thi
- Tóm tắt Sử thi Đăm Săn
? Có mấy loại sử thi? Đó là những loại nào? Nội dung của 2 loại sử thi có điều gì khác biệt nhau?
GV nhận xét, bổ sung, chốt. ? Hãy tóm tắt Sử thi Đăm Săn .
1 HS nêu (dựa vào SGK)
1 HS nhắc lại.
- 1 HS trả lời ( dựa vào bài soạn)
- 1 HS tóm tắt (dựa vào bài soạn)
I .Tiểu dẫn
1.Có 2 loại Sử thi: + Sử thi thần thoại.
+ Sử thi anh hùng.
GV nhận xét.
Hoạt động 3:
Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản. HS đọc theo cách phân vai ( GV hướng dẫn các em đọc đúng giọng điệu của sử thi và phối hợp với từng nhân vật) - Đoạn trích gồm 6 nhân vật. + Đăm Săn + Mtao Mxây + Tôi tớ + Dân làng + Ông trời + Người kể chuyện - GV nhận xét giọng đọc của HS ? Đoạn trích miêu tả điều gì?
( Cuộc đọ sức giữa Đăm Săn và Mtao Mxây, cuối cùng Đăm Săn chiến thắng. Đồng thời miêu tả niềm vui mừng, tự hào của dân làng về người anh hùng).
? Cuộc đọ sức giữa hai tù trưởng được mô tả qua những chặn như thế nào? khiêu chiến - GV chốt lại
Vào trận đấu. GV giảng thêm
Trước thái độ thách thức quyết đấu của Đăm Săn, Mtao Mxây ng.nghễ đáp lại nhưng hắn thật sự rất run sợ (sợ bị đâm lén, mặt mũi dữ tợn do dự, đắn đo…)
Cuộc chiến được chia làm 4 hiệp, GV hướng dẫn HS phân tích từng hiệp sức mạnh tinh thần thượng võ của 2 nhân vật?
? Thái độ của 2 bên như thế nào? Tìm dẫn chứng? Thái độ ấy bộc lộ được
- 1HS nhận xét HS đọc sự phân vai, lớp chú ý theo dõi. -1 HS trình bày, HS khác nhận xét . -1 HS trình bày, HS khác nhận xét (bằng hiểu biết của mình) HS lắng nghe - 1 HS trình bày HS khác nhận xét 3. Vị trí đoạn trích: nằm phần giữa tiểu phẩm.