PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT A Mục tiêu bài học:

Một phần của tài liệu Ngu van 10 HK I (Trang 111 - 118)

IV. Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học từ thế kỉ

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT A Mục tiêu bài học:

A. Mục tiêu bài học:

Giúp HS:

1./ Nắm khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt , phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt.

2./ Rèn luyện và nâng cao năng lực giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là việc dùng từ, xưng hô, biểu hiện tình cảm thái độ và nói chung là thể hiện văn hoá giao tiếp trong đời sống hiện nay.

B. Phương tiện thực hiện:

- SGK, SGV

- Thiết kế bài học.

C. Cách thức tiến hành:

GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trả lời câu hỏi, thảo luận, trả lời các câu hỏi.

D. Tiến trình dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ: VHVN từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX có những đặc điểm lớn nào về nội dung?

2. Giới thiệu bài mới: GV giới thiệu mục tiêu bài học.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt

Hoạt động 1:

GV gọi 1 HS đọc kết quả cần đạt của bài học.

Hoạt động 2:

GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. GV gọi 1 HS đọc hội thoại SGK trang 113

? Từ đoạn hội thoại cho biết thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt?

1 HS thực hiện. 1 HS đọc, lớp lắng nghe 1 HS trả lời 1 HS khác nhận xét bổ sung, I. Tìm hiểu chung:

1./ Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt

- Ngôn ngữ sinh hoạt còn gọi là khẩu ngữ, ngôn ngữ nói, ngôn ngữ hội thoại) là lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ tình cảm với nhau đáp ứng những nhu cầu tự nhiên của cuộc sống.

GV phân tích ví dụ (SGK trang 113) để làm rõ khái niệm.

Đoạn đối thoại trong SGK có lời thoại của các bạn Lan, Hùng, Hương; có tiếng quát của một người đàn ông lời nói nhẹ nhàng, ôn tồn của bà mẹ Hương.

? Ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện chủ yếu ở dạng nào?

 GV cho VD minh hoạ vấn đề.

VD: Khi sao … Giờ sao …

(Nguyễn Du) VD: Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt…

( Nam Cao) VD: Phận sao …

Đã đành … Ôi Kim Lang… Thôi thôi…

(Nguyễn Du)

Hoạt động 3:

- GV hướng dẫn HS luyện tập (bài tập SGK)

HS lắng nghe

1 HS trả lời

HS lắng nghe ghi nhận.

Phân tích đoạn hội thoại trong SGK

+ Nhân vật tham gia hội thoại + Nội dung hội thoại

+ Thái độ và cách nói của mỗi người

2./ Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt

- Ngôn ngữ sinh hoạt chủ yếu thể hiện ở dạng nói nhưng cũng có thể ở dạng viết. Trong văn bản văn học, lời thoại của nhân vật là dạng tái hiện mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày.

- Dạng lời nói bên trong: Tức là suy nghĩ nhưng không nói ra.Dạng này gồm các kiểu

+ Độc thoại nội tâm: tự mình nói với mình nhưng không phát ra thành tiếng.

+ Độc thoại nội tâm: Tưởng tượng ra một nhân vật đang trò chuyện với mình.

+ Dòng tâm tư: Suy nghĩ bên trong thành một chuỗi mạch lạc trong đó có cả đối thoại, độc thoại nội tâm.

- Dạng lời nói tái hiện: Tức là dạng mô phỏng, bắt chước lời thoại tự nhiên nhưng có sáng tạo theo các văn bản khác nhau ( kịch, tuồng, chèo…)

+ Củng cố bài học

? Em hãy phát biểu ý kiến của mình về nội dung của những câu sau:

- Lời nói chẳng mất tiền mua. - Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau - Vàng thì thử lửa thử than

- Chuông kêu thử tiếng người ngoan thử lời.

 GV nhận xét.

? Trong đoạn trích ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng nào? Em có nhận xét gì về việc dùng từ ngữ ở đoạn này?  GV nhận xét. HS thảo luận nhóm  Đại diện nhóm trình bày. - HS nhận xét.. - HS lên bảng trình bày. HS nhận xét, bổ sung. HS lắng nghe ghi nhận. Bài tập 1:

* Câu 1: Đây là lời khuyên chân thành trong khi hội thoại. Mọi người hãy tôn trọng và giữ phép lịch sự khi nói. Hãy biết lựa chọn từ ngữ.

* Câu 2: lời nói thể hiện tính nết của con người.

- Đây là đoạn trích trong tác phẩm “Bắt sấu rừng” “ Minh hạ” của Sơn Nam.

- Ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng tái hiện có sáng tạo. Nhưng ta vẫn nhận ra ngôn ngữ sinh hoạt về cách dùng từ ngữ hàng ngày.

+ Đi ghe xuồng.

+ Ngặt tôi không mang thứ phú quý đó.

+ Cực lòng biết bao nhiêu khi nghe ở miệt Rạch Giá.

IV/ Hướng dẫn HS học bài và soạn bài ở nhà.

- Xem bài học.

- Soạn “ Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão. E/ Tài liệu tham khảo:

- Thiết kế bài học – Thầy Nguyễn Trọng Hoàn. - Bồi dưỡng Ngữ Văn 10 – NXB Giáo dục.

Tuần 13 Tiết 37

TỎ LÒNG

(Thuật hoài) ---Phạm Ngũ Lão--- A. Mục tiêu bài học:

Giúp HS:

- Cảm nhận được vẻ đẹp của con người thời Trần qua hình tượng trang nam nhi với lí tưởng và nhân cách cao cả; cảm nhận được vẻ đẹp của thời đại qua hình tượng “ ba quân” với sức mạnh và khí thế hào hùng. Vẻ đẹp của con người và vẻ đẹp của thời đại quyện hoà vào nhau.

- Vận dụng những kiến thức đã học về thơ Đường luật để cảm nhận và phân tích được thành công nghệ thuật của bài thơ: thiên về gợi, bao quát gây ấn tượng, dồn nén cảm xúc, hình ảnh hoành tráng, đạt tới súc tích cao, có sức biểu cảm mạnh mẽ.

- Bồi dưỡng nhân cách, sống có lí tưởng, quyết tâm thực hiện lí tưởng.

B. Phương tiện thực hiện:

- SGK, SGV

- Thiết kế bài học.

C. Cách thức tiến hành:

GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trả lời câu hỏi, thảo luận, trả lời các câu hỏi.

D. Tiến trình dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ: Trình bày khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt, các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt

2. Giới thiệu bài mới:

- Em có biết giai thoại nào nói về Phạm Ngũ Lão không?

- Qua giai thoại đó, em thấy Phạm Ngũ Lão là con người như thế nào?

- Để thấy rõ hơn chí khí, hoài bảo của vị tướng này, chúng ta sẽ đọc hiểu bài thơ “Tỏ Lòng”

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt

Hoạt động 1:

GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tiểu dẫn.

? Em hãy giới thiệu vài nét về cuộc đời, sự nghiệm của Phạm Ngũ Lão?

1 HS thực hiện. -1 HS trình bày. HS lắng nghe ghi nhận. I. Giới thiệu: 1.Tác giả:

- Phạm Ngũ Lão sinh năm 1255 mất 1320 người làng Phú Ưng, huyện Đường Hào ( Hưng Yên) - Là khách trong nhà, sau là con rể của Trần Quốc Tuấn.

GV giới thiệu hoàn cảnh ra đời bài thơ

Hoạt động 2:

GV hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản.

Mời 1 HS đọc văn bản ( đọc tự tin, tâm huyết, mạnh mẽ).

 GV nhận xét giọng đọc của HS. ? Hãy nêu ý khái quát hai câu thơ đầu?

? Vẻ đẹp lớn lao ấy thể hiện ở hình ảnh gì ở người tráng sĩ?  GV nhận xét và bình ngắn. HS lắng nghe ghi nhận. 1 HS thực hiện 1 HS nêu 1 HS khác nhận xét bổ sung, 1 HS trả lời HS lắng ngh,tự ghi nhận

cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông làm đến chức Điện Suý được phong tước Quan Nội Hầu. Là võ tướng nhưng ông thích đọc sách ngâm thơ và được ngợi ca là người văn võ toàn tài. - Lúc ông qua đời, vua Trần Minh Tông ra lệng nghỉ triều năm ngày. - Tác phẩm còn lại hai bài thơ “Tỏ lòng” (Thuật hoài) và Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương.

2./ Hoàn cảnh ra đời bài thơ: - Có lẽ bài thơ ra đời trong cuộc kháng chiến chống Mông– Nguyên lần thứ hai (1285)

- Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt.

II.Đọc – hiểu văn bản:

A./ Đọc văn bản:

B./ Tìm hiểu văn bản:

1./ Hai câu thơ đầu: Miêu tả hình ảnh người trai và khí thế quân đội thời Trần.

Câu 1: Thể hiện vẻ đẹp của con người với tầm vóc, tư thế hành động lớn lao, kì vĩ.

+ Cầm ngang ngọn giáo trấn giữ non sông (hoành sóc). Cây giáo ấy phải đo bằng chiều ngang của non sông. Con người xuất hiện với một tư thế hiên ngang mang tầm vóc vũ trụ. Con người kì vĩ như át cả không gian bao la.

Thời gian trấn giữ non sông đâu phải là chốc lát mà là mấy năm rồi (kháp kỉ thu)

? Gọi HS nêu ý khái quát hai câu thơ cuối?

Cho HS thảo luận nhóm với nội dung: Phạm Ngũ Lão quan niệm như thế nào về lập công danh. Phân tích ý nghĩa của nỗi “thẹn” trong câu thơ cuối. Nguyễn Công Trứ cũng từng khẳng định “ Đã xông pha bút trận thì gắng gỏi kiếm cung.

Làm cho rõ tu mi nam tử. Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì đối với núi sông.  GV thuyết giảng.

Công danh được coi là món nợ đời phải trả của kẻ làm trai. Trả xong nợ công danh có nghĩa là đã hoàn thành nghĩa vụ với đời, với dân, với nước. Chí làm trai thời bấy giờ có tác dụng cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường ích kỉ, sẳn sàng hy sinh chiến đấu cho sự nghiệp lớn lao-sự nghiệp cứu nước cứu dân để cùng trời đất muôn đời bất hủ…

GV liên hệ nỗi thẹn của Nguyễn Khuyến trong bài “ Thu Vịnh”

1 HS trả lời HS lắng nghe ghi nhận. 1HS trình bày Chia nhóm thảo luận - HS nhận xét.. HS lắng nghe ghi nhận HS lắng nghe HS lắng nghe ghi nhận

Câu 2: Khí thế của quân đội thời Trần.

+ Hình ảnh “ba quân”: nói về quân đội thời Trần nhưng đồng thời tượng trưng cho sức mạnh dân tộc.

+ Nghệ thuật so sánh. Ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu  vừa cụ thể hoá sức mạnh vật chất của ba quân vừa hướng tới sự khái quát hoá sức mạnh tinh thần của đội quân mang “hào khí Đông Á”

2./ Hai câu cuối :Bày tỏ nỗi lòng của tác giả, cũng là cái chí,cái tâm của người anh hùng

- Chí ở đây là chí làm trai mang tinh thần, tư tưởng tích cực của Nho Giáo.

+ Lập công (để lại sự nghiệp) + Lập danh (để lại tiếng thơm) Quan niệm lập công danh này đã trở thành lí tưởng của trang nam nhi thời phong kiến, có nội dung tích cực, có tác dụng to lớn.

- Vẻ đẹp cái tâm của người anh hùng thể hiện qua nỗi thẹn. Phạm Ngũ Lão thẹn chưa có tài mưu lược lớn như Vũ Hầu Gia Cát

Hoạt động 3:

- GV hướng dẫn HS củng cố bài học . + Tỏ lòng?

+ Qua những lời tỏ lòng, em thấy hình ảnh trang nam nhi thời Trần mang vẻ đẹp như thế nào? Điều đó có ý nghĩa gì đối với tuổi trẻ hôm nay?

 GV nhận xét.

- Gọi 1 HS đọc to phần ghi nhớ.

- HS lần lượt trình bày.

Lượng đời Hán để trừ giặc, cứu nước.

 Nỗi thẹn nâng cao nhân cách con người.

* Ghi nhớ:

IV/ Hướng dẫn HS học bài và soạn bài ở nhà.

- Học thuộc lòng phần phiên âm và dịch thơ, xem bài giảng - Soạn “ Cảnh ngày hè

E/ Tài liệu tham khảo: - SGK,SGV Văn 10

- Thiết kế bài học – Thầy Nguyễn Trọng Hoàn. - Bồi dưỡng Ngữ Văn 10 – NXB Giáo dục.

Tuần 13 Tiết 38

Một phần của tài liệu Ngu van 10 HK I (Trang 111 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w