RA – MA BUỘC TỘI.

Một phần của tài liệu Ngu van 10 HK I (Trang 49 - 60)

D. Tổ chức dạy học:

RA – MA BUỘC TỘI.

+ Đọc kỹ tiểu dẫn,văn bản và chú thích. + Trả lời câu hỏi hướng dẫn học bài.

Tuần 6

Tiết 17,18

( Trích Ra-ma-ya-na -Sử thi Hi Lạp)

A. Mục tiêu bài học:

Giúp HS

- Qua đoạn trích Ra-ma buộc tội, hiểu quan niệm của người Ấn Độ cổ về người anh hùng, đấng quân vương mẫu mực và người phụ nữ lí tưởng; hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật của Sử thi Ra-ma-ya-na.

- Bồi dưỡng ý thức danh dự và tình yêu thương.

B. Phương tiện thực hiện:

- SGK, SGV

- Thiết kế bài học. - Tranh vẽ.

C. Cách thức tiến hành:

GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương tiện đọc sáng tạo, gợi tìm, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

D. Tiến trình dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Hãy phân tích tâm trạng của Pê-nê-lốp khi Uy-lít-xơ trở về. - Nhận xét về nghệ thuật của Sử thi :”Ô-đi-xê”

2. Giới thiệu bài mới :

Hồ Chí Minh từng nói: “ Khi đến đất nước Ấn Độ vĩ đại , chúng tôi rất cảm động và sung sướng được đến quê hương của một trong những nền văn minh lâu đời nhất Thế Giới…” Ngày hôm nay, chúng ta cũng đến thăm đất nước Ấn Độ qua đoạn trích của bộ Sử thi nổi tiếng Ra-ma-ya-na, để thấy và hiểu vẻ đẹp văn hoá và con người Ấn Độ.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

Tiết 1

Hoạt động 1:

GV gọi 1 HS đọc kết quả cần đạt của bài học. GV nhấn mạnh trọng tâm bài học. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu những nét 1 HS đọc( SGK trang 55) - HS lắng nghe

I .Giới thiệu chung.

1./Quá trình hình thành Sử thi Ra- ma-ya-na.

khái quát chung về Sử thi Ấn độ và đoạn trích.

- Thao tác 1: Hỏi – đáp

?Em hãy trình bày vài nét về quá trình hình thành sử thi này?

GV nhận xét.

- Thao tác 2: GV thuyết giảng về tác giả Van-mi-ki.

- Van-mi-ki sống vào khoảng thế kỉ IV-III trước công nguyên thuộc đẳng cấp tu sĩ bà lamôn. Bị gia đình ruồng bỏ, ông vào rừng làm nghề thảo khấu. Sau đó, được thánh Na-ra-da khuyên răn, ông cải tà qui chính, tu luyện thành đạo sĩ.Ông là người thông minh, xuất khẩu thành thơ. Cảm động trước tài năng ấy, thánh Na-ra-da đã kể lại cho ông nghe câu chuyện về hoàng tử Ra-ma và nàng Xi-ta. Ông ghi nhớ và sáng tác thành tuyệt tác Ra-ma-ya-na. - Thao tác 3: Hỏi – đáp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

? Có thể tóm tắt Sử thi Ra-ma-ya-na dựa vào 3 ý cơ bản

+ Bước ngoặc cuộc đời

+ Xung đột giữa tình yêu và danh dự + Hạnh phúc.

Hãy tóm tắt Sử thi này?

- Thao tác 4 :

GV thuyết giảng về giá trị của Sử thi Ra-ma-ya-na (có liên hệ mở rộng) - Tác phẩm thành công trong miêu tả thiên nhiên tràn nay sức sống và chứa

1 HS trình bày (dựa vào tiểu dẫn) HS lắng nghe tự ghi nhận. HS lắng nghe HS lắng nghe 1 HS tóm tắt (dựa vào tiểu dẫn, HS khác nhận xét, bổ sung HS lắng nghe tự ghi nhận.

- Hình thành vào khoảng thế kỉ III trước công nguyên.

- Được bổ sung, troa chuốt bởi nhiều thế hệ tu sĩ – thi nhân. - Đạt đến hình thức hoàn thiện cuối cùng nhờ đạo sĩ Van-mi-ki. - Tác phẩm gồm 24000 câu thơ đôi, được chia thành 6 khúc ca.

2./ Tóm tắt Sử thi Ra-ma-ya-na.

chan tình người.

- Thể hiện nội tâm nhân vật sâu sắc và chân thực.

 Ở Ấn độ, Ra-ma-ya-na được xưng tụng như kiệt tác thi ca đầu tiên của nước này.Người Ấn Độ tin rằng : chừng nào sông chưa cạn, núi chưa mòn thì Ra-ma-ya-na còn làm say đắm lòng người và cứu vớt họ thoát khỏi tội lỗi.

 Sử thi này còn ảnh hưởng đến các nước Đông Nam Á như:

- Cam pu chia: “ Riêm –Kê” - Thái: Ra-ma-Kiên”

- Việt Nam: “Dạ Thoa Vương” - Đặt biệt là ở truyện cổ tích của ta có mô típ kết thúc truyện giống như Ra- ma-ya-na.

- Nếu có dịp xem trên ti vi các em sẽ thấy có vở cải lương “nàng Xê-Đa”  Sử thi này không những là tài sản của Ấn Độ mà nó còn là tài sản chung của các nước trong khu vực Đông Nam Á.

- Thao tác 5: Hỏi - đáp

? Em hãy xác định vị trí của đoạn trích? Và khái quát nội dung của đoạn này. Hoạt động 3: -Thao tác 1: HS trả lời HS khác nhận xét, HS lắng nghe tự ghi nhận. HS thực hiện theo yêu cầu của GV

4./ Đoạn trích: a.Vị trí đoạn trích:

Đoạn trích thuộc khúc ca thứ 6, chương 79 của Sử thi Ra-ma-ya- na.

b.Nội dung:

- Ra-ma và nang Xi-ta gặp nhau sau khi Ra-ma đánh thắng quỷ vương Ra-va-na. Ra-ma nghi ngờ lòng chung thuỷ của Xi-Ta và thử thách nàng.Bằng lòng chung thuỷ của mình, Xi-Ta đã vượt qua thử thách đó.

II.Đọc – hiểu văn bản

GV hướng dẫn học sinh đọc phân vai văn bản - Thao tác 2: GV nhận xét và cho HS xem ảnh các nhân vật Hoạt động4:

GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản

-Thao tác 1:

GV gọi HS đọc câu hỏi một phần hướng dẫn học bài

- Thao tác 2:

GV định hướng câu trả lời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Trả lời câu hỏi này nghĩa là chúng ta đi tìm hiểu hoàn cảnh tái hợp của Ra-ma và Xi-Ta.

- Thao tác 3: Hỏi – đáp

? Sau chiến thắng Ra-ma và Xi-Ta gặp lại nhau trước sự chứng kiến của mọi người.Công chúng đó bao gồm những ai?

-Thao tác 4:

GV thuyết giảng mở rộng.

Lúc này, trước mặt Xi-Ta, Ra-ma có một tư cách là một người chồng.Trước mặt mọi người Ra-ma là một vị Vua. Theo quan niệm của sử thi, ông vua phải tuân thủ mọi qui ước của cộng đồng, trong đó đặc biệt là quan niệm về danh dự. Trước heat là danh dự cá nhân : cá nhân bị xúc phạm, bị lăng nhục thì phải rửa mối nhục ấy…

Danh dự cá nhân cá luôn gắn với danh dự của cộng đồng và dòng dõi.Vì vậy,

HS thực hiện HS lắng nghe -1 HS trả lời. -1 HS khác nhận xét, bổ sung. HS lắng nghe B./Tìm hiểu văn bản

1. Hoàn cảnh tái hợp của Ra-ma và Xi-Ta.

- Sau chiến thắng Ra-ma và Xi-Ta gặp lại nhau nhưng không phải trong một không gian riêng tư mà trong một không gian cộng đồng, trước sự chứng kiến của nhiều người.

+ Tất cả anh em bạn hữu trung thành của Ra-ma ( Lắc-ma-na, Xu-gri-va, Ha-nu-man, Vi-phi-sa- na).

+ Quân đội Khỉ

+Quan quân dân chúng của vương quốc quỷ.

việc bảo vệ danh dự là long tâm, là nghĩa vi của một ông vua.

- Thao tác 5: Hỏi – đáp

? Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến tâm trạng ngôn ngữ đối thoại của Ra-ma và Xi-Ta?

 GV gợi ý trả lời. SGK trang 56 đoạn cuối.

“ Nghe những lời đó … lòng Ra-ma đau như dao cắt?”

? Đoạn văn đó cho thấy tâm trạng gì của Ra-ma? Vì sao Ra-ma mang tâm trạng đó?

 GV chốt lại vấn đề.

- Thao tác 5: Hỏi – đáp

? Xi-Ta gặp chồng trong một không gian đông người, lại mang vẻ nghiêm trang thần bí. Không gian đó ảnh hưởng gì đến tâm trạng nàng? Vì sao?  GV chốt lại vấn đề. Tiết 2 Hoạt động 5: 1 HS đọc đoạn văn 1 HS trả lời HS khác nhận xét, bổ sung. HS lắng nghe tự ghi nhận - 1 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. 1 HS đọc - Hoàn cảnh ấy có tác động đến tâm trạng, ngôn ngữ đối thoại của Ra-ma và Xi-Ta.

+ Ra-ma:

*Tư cách kép( con người cá nhân và con người xã hội”

* Tâm trạng : ở trong một ràng buộc đôi giữa tình yêu thong, nỗi xót xa cho người vợ nhưng vẫn phải giữ bổn phận gương mẫu của một đức vua anh hùng.

+ Xi-Ta

* “Như muốn giấu mình đi vì xấu hổ” (chương 78).

* Xót xa, tủi thẹn *Đau khổ, thất vọng.

-Thao tác 1:

GV gọi HS đọc câu hỏi 2 SGK  Định hướng câu trả lời của HS: Trả lời câu hỏi này nghĩa là chúng ta đi tìm hiểu lời buộc tội của Ra-ma (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Thao tác 2: Hỏi – đáp

? Sau chiến thắng quỷ vương, cứu được Xi-Ta, Ra-ma đã nói những lời gì với Xi-Ta và mọi người về sự chiến thắng của mình?

 GV nhận xét, bổ sung

? Từ những lời khẳng định đó, em thấy Ra-ma là con người như thế nào?

 GV nhận xét. - Thao tác 3:

GV giảng mở rộng liên hệ chuyển ý. + Ra-ma nhấn đi nhấn lại nhiều lần “ta đã” và nhấn mạnh : “ Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta, để xoá bỏ vết ô nhục, để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ lừng lẫy tiếng tâm của ta”. Như vậy, hành động trả thù của Ra-ma là hành động của một con người cộng đồng.

+ Bên cạnh tư cách một quốc vương bị xúc phạm, Ra-ma còn là một ngưởi HS lắng nghe tự ghi nhận - 1 HS trình bày HS khác nhận xét, bổ sung. 1 HS trả lời HS lắng nghe tự ghi nhận

2./ Lời buộc tội của Ra-ma

- Ra-ma khẳng định chiến thắng và tài nghệ của mình (trang 56 SGK)

- Ra-ma khẳng định sự giúp đỡ của những người bạn hảo hán. ( Khỉ Ha-nu-ma, Vi-phi-sa-na…) - Ra-ma nhấn mạnh mục đích chiến đấu của mình

+ Vì danh dự của một người anh hùng (trang 56)

+ Để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ lừng lẫy tiếng tâm. “Ta làm điều đó…của dòng họ lừng lẫy tiếng tâm của ta”

 Ra-ma là một hoàng tử anh hùng, một quốc vương mẫu mực.

chồng bị lăng nhục.

? Thái độ nào của Ra-ma đã chứng tỏ Ra-ma là một con người cá nhân? Lời nói nào chứng tỏ thái độ đó?

 GV nhận xét.

-Thao tác 4: GV gợi mở.

Những lời nói của Ra-ma đã bộc lộ sự ghen tuông nhưng thể hiện tâm trạng phức tạp của chàng.

GV cho HS thảo luận nhóm để chứng minh rằng: tâm trạng của Ra-ma đang diễn biến phức tạp.( chú ý lời nói Ra- ma, tâm trạng của Ra-ma khi Xi-Ta bước lên giàn hoả).

GV gọi 3 nhóm lên trình bày. GV chốt lại vấn đề.

Thao tác 5:

GV thuyết giảng và bình ngắn Ra-ma

- 1 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. HS lắng nghe tự ghi nhận 6 nhóm thảo luận Đại diện 3 nhóm trình bày ( 1,2,3) HS lắng nghe tự ghi nhận HS lắng nghe

- Con người cá nhân: ghen tuông ích kỉ.

+ Lăng nhục Xi-Ta trước mặt mọi người “ Nay ta phải nghi ngờ…lưu lại lâu trong nhà 1 kẻ xa lạ”

+ Không nhận nàng là vợ

“ Nàng đã bị quay nhiễu… Khi nghĩ tới gia đình cao quý đã sinh rat a”.

+ Ruồng rẫy và đuổi nàng “ Nàng muốn đi đâu tuỳ nàng, ta không ưng có nàng nữa”.

*Diễn biến tâm trạng của Ra-ma

- Ra-ma dùng những từ ngữ mỉa mai, khách khí để che giấu một điều giận dữ “ Phu nhân cao quí”. - Có nhiều lời nói xúc phạm nhân phẩm, danh dự của Xi-Ta. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Luôn cho rằng chiến thắng quỷ Vương là vì danh dự, dòng dõi. - Lòng lại đau như cắt khi thấy Xi- Ta đầm đìa nước mắt.

- Xúc động cúi gầm mặt khi Xi-Ta bước lên giàn hoả.

- Ra-ma bi giằng xé về nội tâm giữa : ghen tuông và lòng vị tha giữa một bên là danh dự của dòng họ và tình yêu của một người chồng.

ruồng rẫy Xi-Ta trước hết vì danh dự, sau cũng vì ghen tuông. Chàng yêu hết mình nhưng cũng ích kỷ, ghen tuông cực độ, có lúc oai phong lẫm liệt nhưng cũng có lúc tầm thường nhỏ nhen, có lúc cương quyết rắn rỏi nhưng cũng có lúc mềm yếu. Bản chất cái tôi có lúc sáng / tối, tốt / xấu, thiện/ ác luôn luôn tương phản trong tính cách Ra-ma. Thao tác 5: Hỏi – đáp

? Thái độ của Ra-ma là đúng hay sai? Vì sao? Hãy nêu cảm nhận của mình về con người Ra-ma? (3’).

 GV bổ sung.

Hoạt động 6:

-Thao tác 1: GV chuyển ý

Trước thái độ phủ phàng, những lời buộc tội của Ra-ma, Xi-Ta đã đáp lại như thế nào, tâm trạng nàng ra sao? Chúng ta đọc hiểu phần tiếp theo. -Thao tác 2:

? Trước lời lẽ buộc tội của Ra-ma, Xi-Ta thể hiện thái độ và tâm trạng như thế nào?(chú ý nét mặt, lời lẽ, hành vi……) GV nhận xét. 1 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung HS lắng nghe 1 HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung * Sơ kết:

Đoạn trích đẩy nhân vật Ra-ma vào tình huống ngặt nghèo đòi hỏi có sự lựa chọn quyết liệt. Danh dự hay tình yêu. Ra-ma đã chọn danh dự. Cách lựa chọn ấy chưa thật hoàn hảo thấu lí và cũng chưa đạt tình nhưng bộc lộ phẩm chất cao quí của người anh hùng, của 1 đức vua mẫu mực.

3./ Lời đáp và hành động của Xi- Ta

a./ Hành động:

“ Xi-Ta mở tròn đôi mắt đẫm lệ”  bất ngờ, ngạc nhiên.

“ Đau noun đến nghẹt thở như 1 cây dây leo bị vòi voi quật nát” Nỗi đau khổ của Xi-Ta. b./ Lời nói:

Xi-Ta đưa ra cách lập luận

- Thao tác 3:

GV cho các nhóm lần lượt trình bày về sự cảm nhận của mình qua tranh vẽ. - Thần lửa A-nhi rất quan trọng đối với đời sống văn hoá của người Ấn Độ. - Thao tác 4:

GV bình ngắn và liên hệ

Nếu Ra-ma ruồng rẫy Xi-Ta là để bảo vệ danh dự dòng họ thì Xi-Ta cũng dùng danh dự dòng dõi thần linh của mình đáp trả lại Ra-ma.

Để giữ gìn danh dự đó, Xi-Ta đã quyết định từ bỏ tấm thân này cho ngọn lửa. Hành động của Xi-Ta đã chứng tỏ nàng là người vợ chung thủy, một phụ nữ lí tưởng đẹp cả ngoại hình lẫn phẩm chất bên trong. Hoạt động 7: GV củng cố bài học bằng phần ghi nhớ - Thao tác 1: Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ! Đại diện các nhóm thuyết trình tranh vẽ ( sự cảm nhận của mình)

thiếp để nhằm khơi lại tình cảm vợ chồng.

- Xi-Ta nhận xét những lời lẽ của Ra-ma là “những lời lẽ gay gắt khó tả” và coi đó như là lời lẽ của “ kẻ thấp hèn chửi mắng một con mụ thấp hèn”  Ra-ma sai lầm. - Chỉ có số phận thiếp là đáng chê trách.

- “Những gì nằm trong vòng kiểm soát của thiếp , tức trái tim của thiếp đây là thuộc về chàng”  khẳng định lòng chung thuỷ.

- Xi-Ta lấy danh dự, tư cách ra để thề.

c./ Cảnh Xi-Ta bước vào lửa

C/ Hướng dẫn HS học bài và soạn bài ở nhà.

Các em phải nắm được

- Diễn biến tâm trạng , nét tính cách của Ra-ma. - Diễn biến tâm trạng , nét tính cách của Xi-Ta. - hiểu được nghệ thuật xây dựng nhân vật của Sử thi. - Soạn : Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự. E/ Tài liệu tham khảo:

- SGV Văn 10 – NXB Giáo dục (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hỏi đáp văn học 10 – T.S Nguyễn Xuân Lạc.

Tuần 7

Một phần của tài liệu Ngu van 10 HK I (Trang 49 - 60)