IV. Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học từ thế kỉ
CẢNH NGÀY HÈ
( Bảo Kính Cảnh Giới – Bài 43)
--- Nguyễn Trãi--- A. Mục tiêu bài học:
Giúp HS:
1. Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, yêu đất nước của Nguyễn Trãi.
2. Thấy được vẻ đẹp của thơ Nôm Nguyễn Trãi: Bình dị , tự nhiên đan xen câu lục ngôn và câu thơ thất ngôn.
B. Phương tiện thực hiện:
- SGK, SGV
- Thiết kế bài học.
C. Cách thức tiến hành:
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng và phân tích hai câu thơ đầu bài thơ “ Tỏ Lòng” .
2. Giới thiệu bài mới:
Trên báo văn nghệ tháng 8 – 1957, nhà thơ Xuân Diệu và Huy Cận viết “ Cảnh Vật của Nguyễn Trãi là cảnh vật đầy tư tưởng. Cảnh vật có tư tưởng, cảnh vật từ tư tưởng mà ra. Nguyễn Trãi thở bằng phong cảnh, tỏ tình bằng phong cảnh (…) Nhà thơ và cảnh vật tự nguyện hoà quyện với nhau như bầu bạn, như anh em, tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này. “ Cảnh ngày hè” là bài thơ của Nguyễn Trãi chứng minh cho lời nhận định ấy của Xuân Diệu và Huy Cận.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1:
GV gọi học sinh đọc kết quả cần đạt.
Hoạt động 2:
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tiểu dẫn.
GV giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Trãi. 1 HS thực hiện. Lớp lắng nghe -HS lắng nghe ghi nhận. I. Giới thiệu: 1.Tác giả:
- Nguyễn Trãi là một nhân vật toàn tài.
- Ông là một anh hùng dân tộc, một nhà văn hoá tư tưởng lớn,
? Em hãy giới thiệu vài nét về tập thơ “Quốc âm thi tập”
GV nhận xét.
Hoạt động 3:
GV hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản
Mời 1 HS đọc văn bản
GV hướng dẫn học sinh đọc với giọng điệu thể hiện tâm trạng thanh thản, vui, sảng khoái.
GV nhận xét giọng đọc của HS. - Đây là bài thơ thứ 43 trong chùm thơ “Bảo Kính Cảnh Giới” là một bài thơ hay của tập thơ. Bài thơ miêu tả cảnh mùa hè qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi với tình yêu thiên nhiên, yêu đời.
? Gọi 1 HS đọc sáu câu đầu .
Thiên nhiên và cuộc sống con người được thể hiện như thế nào?
GV nhận xét. - 1HS trình bày 1 HS khác nhận xét HS lắng nghe ghi nhận. 1 HS thực hiện HS lắng nghe 1 HS trả lời HS khác nhận xét. HS lắng nghe,tự ghi nhận đồng thời cũng là một nhà thơ lớn ở thế kỉ XV. 2./ Vài nét về tập thơ “Quốc âm thi tập”
- “Quốc âm thi tập” là tập thơ gồm 254 bài.
- Nội dung:tập thơ phản ánh vẻ đẹp con người Nguyễn Trãi: người anh hùng với lí tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân; nhà thơ với tình yêu thiên nhiên, quê hương, con người, cuộc sống…
- Nghệ thuật sáng tạo trong thể thơ Nôm, Đường luật có xen câu lục ngôn với câu thất ngôn.
II.Đọc – hiểu văn bản:
A./ Đọc văn bản: cuộc sống
B./ Tìm hiểu văn bản:
1./ Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và cuộc sống.
Bức tranh ngày hè rất sinh động và đầy sức sống.
- Tính sinh động của bức tranh được tạo nên bởi sự kết hợp giữa đường nét, màu sắc, âm thanh, con người và cảnh vật.
+ Màu lục của lá hoè làm nổi bật màu đỏ của hoa thạch lựu.
+ Sen hồng trong ao đang toả mùi hương.
GV liên hệ với câu thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
“ Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông” Cả hai thi sĩ tài ba đều có cái nhìn tinh tế đối với cảnh vật. Với từ “lập loè”, Nguyễn Du thiên về tả hình sắc. Với từ “phun” Nguyễn Trãi lại thiên về tả sức sống.
? Nhà thơ đã cảm nhận cảnh vật bằng những giác quan nào? Qua sự cảm nhận ấy, em thấy Nguyễn Trãi là người có tấm lòng như thế nào đối với thiên nhiên?
GV nhận xét.
HS thảo luận nhóm với nội dung: Trình bày sự cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi.
GV nhận xét. HS lắng nghe 1HS trình bày Chia nhóm thảo luận HS lắng nghe ghi nhận
+ Tiếng lao xao vọng lại của làng làm nghề chài lưới .
+ Tiếng ve kêu inh ỏi.
+ Ánh mặt trời buổi chiều như dát vàng trên những tán hoè xanh. - Bức tranh đầy sức sống về thời gian, cảnh vật đang ở vào lúc cuối ngày. Nhưng sự sống thì không dừng lại.
+ Những động từ “đùn đùn’ “trương”, “phun” có một cái gì đang thôi thúc tự bên trong đang ứa căng, đang tràn đầy không kìm lại được, phải trương lên, phải phun ra hết lớp này đến lớp khác.
+ Sen ngát mùi hương + Nhịp 3/4
* Qua bức tranh thiên nhiênsinh động và đầy sức sống, chúng ta thấy được sự giao cảm mạnh mẽ nhưng tinh tế của nhà thơ đối với thiên nhiên.
2./ Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi.
a./ Tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống.
-“ Rồi hóng mát…trường”.
Một ngày như thế không nhiều trong cuộc đời Nguyễn Trãi. Một hoàn cảnh hiếm hoi như thế được thi sĩ nâng niu để làm thơ, để yêu say cảnh đẹp.
- Âm thanh lao xao chợ cá dội từ phía làng chài tấm lòng tác giả rộn rã niềm vui trước cảnh sống
Hoạt động 4:
GV hướng dẫn HS củng cố bài học Gọi HS đọc to phần ghi nhớ.
- HS lần lượt trình bày.
bình yên của người dân nơi thôn dã.
b./ Tấm lòng yêu nước, thương dân.
- Nhìn cuộc sống yên vui no đủ của những người dân chài lam lũ, Nguyễn Trãi ước có được chiếc đàn của vua Thuấn đã gảy khúc Nam Phong ca ngợi cảnh” DÂn giàu đủ khắp đời phương” xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân.
- Câu kết của bài thơ là một câu sáu chữ ngắn gọn thể hiện sự dồn nén cảm xúc của cả bài.
Điểm kết tụ của hồn thơ Ức Trai không phải ở thiên nhiên tạo vật mà chính là ở con người ở nhân dân.
* Ghi nhớ:
IV/ Hướng dẫn HS học bài và soạn bài ở nhà.
- Học thuộc lòng bài thơ và xem phần đọc hiểu.
- Cảm nhận của em về vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ. E/ Tài liệu tham khảo:
- Thiết kế bài học – Thầy Nguyễn Trọng Hoàn. - Bồi dưỡng Ngữ Văn 10 – NXB Giáo dục.
Tuần 13 Tiết 39