chi tiết hư cấu trong truyện cho thấy mối quan hệ giữa phần cốt lõi lịch sử với phần tưởng tượng của dân gian.
- SGK, SGV
- Thiết kế bài học.
C. Cách thức tiến hành:
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Phân tích những nguyên nhân ADV mất nước, nhà tan và thái độ của tác giả dân gian đối với nhân vật này.
- Đâu là” cốt lõi lịch sử” , đâu là những chi tiết thần kỳ? Tác giả dân gian đưa vào những chi tiết thần kỳ đó để thể hiện điều gì?
2. Giới thiệu bài mới:
Trước khi nói điều gì, các cụ ta ngày xưa đã dặn “ Ăn có nhai, nói có nghĩ” Nghĩa là đừng vội vàng trong khi ăn và phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi nói. Làm một bài văn cũng vậy phải có dàn ý có sự sắp xếp các ý, các sự kiện tương đối hoàn chỉnh. Để thấy rõ vai trò của dàn ý, chúng ta sẽ tìm hiểu bài lập dàn ý bài văn tự sự.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
GV gọi 1 HS đọc kết quả cần đạt của bài học.
Hoạt động 2:
GV hướng dẫn HS tìm hiểu ngữ liệu. GV gọi HS đọc phần trích trong SGK và trả lời câu hỏi.
+ Nhà văn Nguyên Ngọc nói về việc gì?
+ Qua lời kể của nhà văn, em học tập được điều gì trong quá trình hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện để chuẩn bị lập dàn ý cho bài văn tự sự?
1 HS đọc (dựa vào sách SGK) 1 HS trả lời HS khác nhận xét, bổ sung. HS lắng nghe, tự ghi nhận. I .Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện. - Nhà văn Nguyên Ngọc kể về quá trình suy nghĩ , chuẩn bị để sáng tác truyện ngắn “ Rừng xà nu”.
- Để chuẩn bị viết một bài văn tự sự, cần hình thành ý tưởng, dự
Hoạt động 3:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách lập dàn ý trong bài văn tự sự?
- GV gọi 1 HS đọc văn bản.
- GV cho các nhóm lập dàn ý ( kể về 1 trong 2 câu chuyện trên).
GV gợi ý:
- Chọn nhan đề cho bài viết.
- Lập dàn ý theo bố cục 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài.
- GV cho đại diện nhóm lên trình bày. GV nhận xét, bổ sung chốt lại vấn đề.
? Lập dàn ý bài văn tự sự là đi làm gì? ? Dàn ý chung của bài văn tự sự gồm mấy phần? Mỗi phần, ta trình bày điều gì? GV nhận xét. HS thực hiện, lớp lắng nghe các nhóm thực hiện ( 3 ‘) Nhóm trưởng thực hiện. -1 HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung. HS tự ghi nhớ vào vở .
kiến cốt truyện (có thể dự kiến ở phần mở đầu và kết thúc); sau đó suy nghĩ, tưởng tượng về các nhân vật theo những mối quan hệ nào đó và nêu những sự việc, chi tiết tiêu biểu, đặc sắc tạo nên cốt truyện.