- Về nhà làm bài tập 1a
- Tiếp tục hoàn chỉnh đoạn văn
- Đọc đoạn văn ở phần đọc thêm…→ nhận xét về vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn trích.
- Soạn bài” Tam đại con gà
* Đọc kĩ tiểu dẫn, nắm đặc trưng của thể loại truyện cười. * Đọc kĩ văn bản, trả lời câu hỏi ở SGK
Ký duyệt từ tiết 11 đến tiết 24. Tổ trưởng,
Tuần 9 Tiết 25
TAM ĐẠI CON GÀ
NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY
A. Mục tiêu bài học:
Giúp HS:
1./ Hiểu được mâu thuẫn trái tự nhiên trong cách ứng phó của anh học trò dốt nát mà hay khoe khoang.
2./ Thấy được sự phê phán của nhân dân đối với nhân vật thầy lí, thái độ giễu cợt đối với Cải.
3./ Thấy được cái hay của nghệ thuật nhân vật tự bộc lộ.
- Hiểu được một số đặc điểm cơ bản của thể loại truyền cười. Biết đọc hiểu tác phẩm truyện cười theo đặc trưng thể loại.
B. Phương tiện thực hiện:
- SGK, SGV
- Thiết kế bài học.
C. Cách thức tiến hành:
GV tổ chức giờ học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm, kết hợp với các hình thức trả lời các câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: không tiến hành.
2. Giới thiệu bài mới :
Ở đời, không vươn lên chịu dốt là đáng phê bình. Song càng phê bình hơn những ai giấu dốt, hay khoe khoang, liều lĩnh. Để thấy rõ tiếng cười châm biếm của ông cha ta với hạng người này, chúng ta tìm hiểu bài “ Tam đại con gà”
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tiểu dẫn.
? Truyện cười có mấy loại ? Mục đích, đối tượng phê phán của truyện?
? “ Tam đại con gà” và “nhưng nó phải bằng hai mày” thuộc loại truyện cười
HS trả lời ( dựa vào tiểu dẫn)
Lớp lắng nghe, tự ghi nhớ.