II. Đọc-hiểu văn bản
VÀ MỊ CHÂU – TRỌNG THUỶ A Mục tiêu bài học:
A. Mục tiêu bài học:
Giúp HS
1. Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết qua tìm hiểu 1 câu chuyện cụ thể: Truyện kể lại sự kiện lịch sử đời trước và giải thích nguyên nhân theo cách nghĩ, cách cảm nhận của người đời sau.
Ký duyệt từ tiết 1 đến tiết 10. Tổ trưởng,
2. Nhận thức được bài học kinh nghiệm giữ nước ẩn sau câu chuyện tình yêu, tinh thần cảnh giác với kẻ thù xâm lược, cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, giữa hạnh phúc tình yêu tuổi trẻ với vận mệnh của dân tộc, của đất nước.
B. Phương tiện thực hiện:
- SGK, SGV
- Thiết kế bài học.
C. Cách thức tiến hành:
- GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm, kết hợp với trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Phân tích cuộc đọ sức của Đăm Săn và Mtao Mxây. Vì sao nói chiến thắng của Đăm Săn mang ý nghĩa Cộng đồng?
2. Giới thiệu bài mới:
- Xưa nay thắng lợi mà dựa vào vũ khí đơn thuần khiến con người ta sinh lơ là, chủ quan, mất cảnh giác. Thất bại cay đắng làm cho kẻ thù nảy sinh mưu sâu, kế độc. Đấy cũng là nguyên nhân ADV mất nước. Để thấy rõ hơn chúng ta tìm hiểu truyền thuyết ADV và Mị Châu – Trọng Thuỷ.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt
Tiết 1
Hoạt động 1:
GV gọi 1 HS đọc kết quả cần đạt của bài học (trang 39).
Hoạt động 2:
GV hướng dẫn HS tìm hiểu những nét khái quát chung về truyền thuyết;môi trường hình thành, cụm di tích lịch sử cổ loa.
? Thể loại truyền thuyết có đặc trưng gì? GV nhận xét. 1 HS đọc (dựa vào sách SGK) - 1 HS trả lời ( dựa vào tiểu dẫn) HS lắng nghe, tự ghi nhận.
I .Giới thiệu chung:
1.Đặc trưng của truyền thuyết: - Là loại truyện dân gian kể về sự kiện có ảnh hưởng lớn lao đến lịch sử dân tộc.
- Truyền thuyết không phải là lịch sử mà chỉ liên quan đến lịch sử, phản ánh lịch sử.
? Hãy kể tên 1 số truyền thuyết em đã học? Truyền thuyết có ý nghĩa gì?
? Truyền thuyết được sinh thành, biến đổi, diễn xướng trong những môi trường nào?
GV nhận xét.
? Hãy giới thiệu cụm di tích lịch sử cổ loa.
GV nhận xét.
Hoạt động 3:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản. - GV phân công HS đọc văn bản. - GV nhận xét giọng đọc của HS.
? Ta có thể chia văn bản ra làm mấy phần? Ý chính của từng phần ?
GV nhận xét, chốt lại ý.
- Đoạn 1: Thuật lại quá trình xây thành - chế nỏ từ thất bại đến thành công của An Dương Vương nhờ có sự giúp sức của thần rùa vàng.
- Đoạn 2: Thuật lại hành vi đánh cắp nỏ thần của Trọng Thuỷ.
- Đoạn 3: Thuật lại diễn biến của cuộc chiến tranh lần 2 giữa 2 nước, kết thúc bi kịch đối với cha con An Dương Vương.
- Đoạn 4: Thuật lại kết cục đầy cay đắng và nhục nhã đối với Trọng Thuỷ cùng chi tiết “ngọc trai – nước giếng”
-1 HS trình bày, HS khác nhận xét . HS lắng nghe 1 HS trình bày, HS khác nhận xét . - 1 HS giới thiệu ( dựa vào SGK) - Cả lớp lắng nghe. -1 HS thực hiện ( 2HS) - lớp lắng nghe theo dõi. - 1 HS trả lời ( dựa vào sự hiểu biết) 1 HS khác nhận xét .
HS lắng nghe, tự ghi nhớ.
- 1 HS trình bày
2.Giá trị và ý nghĩa của truyền thuyết:
- Giúp thế hệ sau hiểu được lịch sử dân tộc mình .
- Thể hiện thái độ của con người đối với nhân vật lịch sử.
3. Môi trường sinh thành, biến đổi của truyền thuyết:
Là các sinh hoạt văn hoá tinh thần của dân gian như lễ hội.
4. Giới thiệu cụm di tích lịch sử cổ loa.
II. Đọc-hiểu văn bản
A./ Đọc văn bản.
1./ Bố cục văn bản:
có ý nghĩa minh oan cho Mị Châu. ? Dựa vào bố cục đã chia, hãy tóm tắt văn bản? Nêu chủ đề văn bản này. GV nhận xét.
GV thuyết giảng để gợi ý cho HS cách tìm hiểu văn bản.
Trong 5 câu hỏi đều xoay quanh 4 nhân vật. Vì vậy ta có thể phân tích theo chủ đề hoặc theo nhân vật. Nhưng với tác phẩm hoàn chỉnh nhưng truyền thuyết này, ta nên phân tích theo chủ đề.
? Vậy dựa vào chủ đề ta sẽ phân tích mấy ý, đó là những ý nào?
? Quá trình xây thành của An Dương Vương được miêu tả như thế nào?
? Vì sao An Dương Vương được thần linh giúp đỡ? Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, dân gian muốn thể hiện cách đánh giá như thế nào về nhà vua?
GV nhận xét.
GV giảng liên hệ mở rộng 2 câu thơ bài thơ “ Đất nước” của NĐ Thi.
“Đêm đêm rì rầm… Những buổi ngày xưa…”
? Xây thành xong, An Dương Vương nói gì với Rùa Vàng? Em có suy nghĩ
HS khác nhận xét , bổ sung. HS lắng nghe, tự ghi nhớ. HS lắng nghe , ghi nhớ 1 HS trả lời 1 HS trả lời HS khác bổ sung. Chia thành 3 nhóm thảo luận (t.g 3’) đại diện nhóm trình bày (t.g 2’) 1 HS trả lời, 1HS khác nhận xét, bổ sung.
3./ Chủ đề văn bản: Miêu tả quá trình xây thành, chế nỏ bảo vệ đất nước của An Dương Vương và bi kịch nhà tan nước mất. Đồng thời thể hiện thái độ của tác giả dân gian đối với từng nhân vật.
B. Tìm hiểu văn bản:
1./ An Dương Vương xây thành chế nỏ và bảo vệ đất nước.
- Quá trình xây thành chế nỏ của An Dương Vương được miêu tả: + Thành đắp tới đâu lại lỡ tới đó. + Lập bàn thờ, giữ mình trong sạch để cầu đảo bách thần.
+ Nhờ cụ già mách bảo, Rùa Vàng giúp nhà vua xây thành “nửa tháng thì xong”
- Lí do thần linh giúp đỡ An Dương Vương
+ Dựng nước là một việc gian nan, vất vả. Tác giả dân gian muốn ca ngợi công lao của An Dương Vương. Sự giúp đỡ của Rùa Vàng nhằm:
*Lí tưởng hoá việc xây thành *Tổ tiên cha ông đời trước luôn ngầm giúp đỡ con cháu đời sau. Con cháu nhờ có cha ông mà trở nên hiển hách. Cha ông nhờ có con cháu càng rạng rỡ anh hùng. Đấy cũng là nét đẹp truyền thống
gì về chi tiết này?
GV nhận xét, chốt lại ý.
GV thuyết giảng mở rộng vấn đề
Xưa nay việc dựng nước đã khó, giữ nước càng khó khăn hơn. Việc dựng nước phải đi liền với giữ nước. Nỏ thần rất linh nghiệm, nhờ nỏ thần An Dương Vương bảo toàn được đất nước. Song bao giờ cũng vậy, thắng lợi mà dựa vào vũ khí đơn thuần con người sinh ra chủ quan khinh địch. Thất bại làm cho kẻ thù sắp mưu sâu kế độc. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến cảnh mất nước.
Tiết 2
? Những việc làm nào của nhà vua đã chứng tỏ sự mất cảnh giác?
?Tác giả dân gian đã thể hiện thái độ gì trước bi kịch nhà tan, nước mất?
GV giảng mở rộng + bình
Khi cùng đường An Dương Vương đã kêu cứu và Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thết lớn “Kẻ ngồi sau ngựa chính là giặc đó” Câu nói của Rùa Vàng không chỉ đúng mà cách nói lại rất chính xác. Không phải lúc nào Mị Châu cũng là giặc mà chính lúc này…
HS lắng nghe, ghi nhớ. 1 HS trả lời (dựa vào văn bản) 1HS khác nhận xét, bổ sung. 1 HS trả lời 1HS khác nhận xét, bổ sung. HS lắng nghe, ghi nhận.
của dân tộc Việt Nam.
- Nhà vua cảm tạ Rùa Vàng. Song vẫn tỏ ra băn khoăn. “Nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống”
Ý thức trách nhiệm của người cần đầu đất nước.
2./ An Dương Vương để mất nước nhà tan và thái độ của tác giả dân gian đối với nhân vật này.
- Triệu Đà cầu hôn, vua vô tình gả con gái là Mị Châu cho con trai Triệu Đà là Trọng Thuỷ.
- Trọng Thuỷ mang nỏ thần về Triệu Đà đem binh sang xâm lược, An Dương Vương vẫn điềm nhiên đánh cờ cười mà nói rằng “ Đà không sợ nỏ thần sao”
- Chi tiết An Dương Vương gả con gái cho con trai Triệu Đà là nguyên nhân dẫn đến tình huống: Mị Châu cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần.
An Dương Vương không phân biệt đâu là bạn, đâu là thù.
+ Khi Rùa Vàng hiện lên “ Kẻ ngồi sau ngựa chính là giặc đó” thái độ phán quyết của cha ông. + Hành động An Dương Vương rút gươm ra chém Mị Châu thái độ tình cảm của tác giả dân gian: người có tội phải trường trị (tội
Vì chính nàng đã rắc lông ngỗng để chỉ đường cho giặc đuổi theo – Không là giặc sao được!
Ng.nhân dẫn đến tội này “ trái tim lầm chỗ để trên đầu” “nên nỗi cơ đồ name bể dâu”. Nghe Rùa Vàng nói thế, An Dương Vương tuốt gươm ra chém Mị Châu. Hành động này đã thể hiện rõ thái độ tình cảm của nhân dân đối với An Dương Vương
GV thuyết giảng chuyển ý.
Việc An Dương Vương xây thành, chế nỏ để giữ nước là việc làm của 1 vị anh hùng đáng được ca ngợi. Nhưng hành động mất cảnh giác của An Dương Vương mất nước nhà tan là đáng phê phán. Còn với Mị Châu, Trọng Thuỷ thì tác giả dân gian đã dành cho họ thái độ gì?
? Mị Châu lén đưa cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần. Chi tiết này được đánh giá như thế nào?
GV nhận xét
? Từ sự phân tích trên, em hãy cho biết đâu là cốt lõi lịch sử ? Cốt lõi lịch sử đó đã được dân gian thần kì hoá như thế nào?
GV nhận xét.
? Những chi tiết thần kì hoá đã có ý nghĩa gì?
Chia thành 3 nhóm thảo luận đại diện nhóm trình bày . HS lắng nghe, ghi nhận 1 HS trả lời, 1HS khác nhận xét bổ sung. HS lắng nghe tự ghi nhận. 1 HS trả lời,1HS khác nhận xét bổ sung.
đối với đất nước), nhà vua phải đặt cái chung lên cái riêng.
3./ Thái độ của tác giả dân gian đối với Mị Châu, Trọng Thuỷ - Ý kiến cho rằng: Mị Châu nặng về tình cảm vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụ, trách nhiệm với Tổ Quốc là có sức thuyết phục vì: + Nỏ thần thuộc về tài sản quốc gia, bí mật quân sự. Mị Châu đã vi phạm vào nguyên tắc của bề tôi đối với vua cha.
+ Đành rằng tình cảm vợ chồng gắn bó, tuy hai nhưng là một cũng không thể vượt lên tình cảm đất nước.
GV nhận xét, chốt lại vấn đề
Hoạt động 4:
GV hướng dẫn HS củng cố bài học. ? Qua truyện này, tác giả dân gian muốn giải thích điều gì? Nêu lên bài học gì đối với thế hệ sau.
Hoạt động 5:
GV hướng dẫn HS luyện tập.
HS lắng nghe 1 HS trình bày,HS khác nhận xét bổ sung (dựa vào ghi nhớ).
* Ghi nhớ:
4/ Hướng dẫn HS học bài và soạn bài ở nhà.
- Học bài: Nhận thức được bài học kinh nghiệm giữ nước ẩn sau câu chuyện tình yêu; thái độ của tác giả dân gian dành cho từng nhân vật.
- Soạn bài: Lập dàn ý bài văn tự sự” theo câu hỏi tìm hiểu ngữ liệu.
E/ Tài liệu tham khảo: - Hỏi đáp về văn học dân gian – TS. Nguyễn Xuân Lạc. - Sách GV Văn lớp 10 chương trình thí điểm.
Tuần 5
Tiết 13