- Những điều kiện thuận lợ
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan.
Người chưa thành niên có những đặc thù riêng, đó là nhóm đối tượng còn chưa được hoàn thiện về thể chất và tinh thần. Ở độ tuổi này họ luôn hướng tới sự ham thích mới lạ, hiếu động, muốn thể hiện tính anh hùng, hảo hán, do đó có trường hợp chỉ vì cái nhìn thiếu thiện cảm hay chỉ vì xích mích nhỏ mà các em thực hiện những hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng như cố ý gây thương tích, giết người hoặc dễ bị các đối tượng xấu trong xã hội kích động, lôi kéo vào con đường vi phạm pháp luật. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan trên, còn có những nguyên nhân khác dẫn tới việc làm trái pháp luật của trẻ xuất phát từ phía trẻ.
Do trẻ không được đị học, bỏ học
Nhân tố đầu tiên, tiên quyết ảnh hưởng tới việc làm trái pháp luật của trẻ chính là việc bỏ học hay không được đi học của trẻ. Nguyên nhân chủ yếu là do hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có tiền đóng học phí, gia đình đông anh em nên các em đành phải bỏ học. Bên cạnh đó, cũng có một số em do bố mẹ không quan tâm nên bị bạn bè xấu rủ rê lôi kéo dẫn đến bỏ học. Vì học vấn của các em bị hạn chến nên ảnh hưởng rất nhiều đến nhận thức cũng như hành động của các em. Việc bỏ học dẫn đến tình trạng các em có trình độ văn hoá thấp kéo theo năng lực tiếp thu, suy luận chậm chạp và thu động, phản ứng về tư tưởng, tình cảm mang nhiều yếu tố bản năng. Hơn nữa các em bỏ học khi còn quá ít tuổi nên gây ra những hành động bột phát thiếu suy nghĩ dẫn tới những hành vi vi phạm pháp luật.
Do trẻ thiếu tự chủ, dễ bị lôi kéo.
Nguyên nhân dẫn tới việc trẻ lao vào con đường phạm pháp không những bắt nguồn từ gia đình mà còn bắt nguồn từ chính môi trường sống của các
em. Các hành vi làm trái pháp luật của trẻ chịu ảnh hưởng khá lớn vào nhóm bạn, điều này cho thấy hành vi vi phạm pháp luật của trẻ đều bắt nguồn từ nhóm bạn các em thường chơi. Các em thường đua đòi theo bạn, tụ tập ăn chơi, thường xuyên gây gổ đánh nhau với bạn, nguy hiểm hơn là các em lại tham gia vào các trò chơi mang tính tiêu cực như: cờ bạc, game bạo lực… mặt khác, trẻ thường đi cùng nhóm bạn do chúng tự thành lập. Khi có tiền các em chơi thoải mái, xài sang theo cách nói của các em là “ chơi hết mình
”. Những hành vi ấy các em không những chỉ bị ảnh hưởng xấu từ phía gia đình, bạn bè, bản thân các em mà còn từ chính những hiện tượng nghiện hút, mại dâm, trộm cắp… ngoài xã hội mà các em nhìn thấy. Điều này lại càng ảnh hưởng đặc biệt đến những trẻ nghịch ngợm, hiếu động và có thời gian lêu lổng. Mặt khác, do lối sống trong gia đình người thân có tiền án tiền sự...cũng tạo ra “ hoàn cảnh ” làm nảy sinh hành vi phạm pháp của trẻ.
Do mục đích và động cơ không phù hợp
Động cơ và mục đích của trẻ làm trái pháp luật khác nhau, nó xuất phát từ ba môi trường chính: Gia đình, bản thân các em và nhóm bạn. Mục đích các em làm trái pháp luật có thể là do các em muốn có nhiều tiền, khi các em có tiền rồi thì các em chơi bời, tụ tập bạn bè hoặc muốn chứng tỏ cho mọi người thấy sức mạnh của mình, mình là người có tiền...Động cơ làm trái pháp luật của các em khá đa dạng và trong động cơ mục đích này biểu lộ rõ sự kích động cũng như ham muốn tức thời của các em. Đồng thời cũng bộc lộ rõ những ảnh hưởng của đời sống vật chất “ sống vì tiền của các em ”. Nếu so với động cơ và mục đích vi phạm pháp luật của người lớn thì những động cơ mục đích phạm tội của các em có mức độ nhẹ hơn và không nguy hiểm. khi các em phạm tội ngay chính bản thân các em những người trong cuộc cũng không lường hết được hậu quả mà mình đã gây ra. Những hành vi làm trái
pháp luật của các em sẽ ảnh hưởng đến tương lai của các em và cũng để lại những hậu quả không nhỏ cho gia đình và xã hội.
Nhận thức và thái độ của trẻ sau khi làm trái pháp luật.
- Trẻ em làm trái pháp luật còn đang trong độ tuổi vị thành niên vì vậy các em vẫn chưa ý thức hết được hậu quả của hành vi mình gây ra. Mặt khác, các em lại có thái độ bình thản với hành vi mình gây ra, với hậu quả mình để lại khi cơ quan pháp luật xử lý. Đa số các em có thái độ bình thản buông xuôi cho số phận, sự buông xuôi của các em dễ tiếp tục dẫn tới hành vi làm làm trái pháp luât.
Rõ ràng trẻ vị thành niên là một nhóm xã hội đặc thù với nhận thức còn rất non nớt, do đó không thể dồn hết trách nhiệm lên vai tội phạm vị thành niên khi họ phạm pháp mà không nhận thức được hoặc nhận thức kém về hành vi của mình.
- Ở Việt Nam hiện nay, chưa có tòa án dành riêng xét xử tội phạm vị thành niên. Trẻ em phải đối diện pháp đình với thủ tục tố tụng dành cho người lớn. Lứa tuổi, nhận thức, điều kiện sống, hoàn cảnh phạm tội... tất cả chỉ là những tình tiết dừng lại ở mức độ " xem xét " khi hội đồng xét xử quyết định bản án. Có lẽ khi xét xử những vụ án liên quan đến trẻ vị thành niên, dù ở vai trò bị cáo hay nguyên cáo cũng nên có tòa án dành riêng với những thẩm phán, luật sư, nhà xã hội học, nhà công tác xã hội chuyên về đối tượng này. Có như thế, quyền lợi của các em mới được đảm bảo đúng đắn nhất.