Nhân viên công tác xã hộ

Một phần của tài liệu TRẺ EM LÀM TRÁI PHÁP LUẬT Ở XÃ NAM HẢI, HUYỆN TIỀNHẢI, TỈNH THÁI BÌNH - THỰC TRẠNG VÀ VAI TRÒ TRỢ GIÚP CỦANHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI (Trang 28 - 29)

Nhân viên Công tác xã hội đó là những người được đào tạo một cách chuyên nghiệp về Công tác xã hội có bằng cấp chuyên môn. Đó là những cán bộ, những chuyên gia có khả năng phân tích các vấn đề xã hội, biết tổ chức, vận động, giáo dục, biết cách thức hoạt động nhằm mục địch tối ưu hóa sự thực hiện vai trò chủ thể của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần tích cực vào quá trình cải thiện, tăng cường chất lượng sống của cá nhân, ngóm, cộng đồng xã hội. Nhân viên Công tác xã hội chuyên nghiệp không chỉ biết hướng vào những nhóm dân cư yếu thế nhằm hỗ trợ, bảo vệ và tăng cường năng lực tự chủ của họ mà còn xây dựng những chương trình, giải pháp khoa học nhằm bảo vệ xã hội với toàn thể dân cư. Do tính chất đặc thù của ngành nghề Công tác xã hội, đòi hỏi Nhân viên Công tác xã hội chuyên nghiệp phải là những người biết kết hợp chặt chẽ lí thuyết với thực tiễn, thành thạo các phương pháp và kĩ năng chuyên môn, phải nhận rõ tính đặc thù của Công tác xã hội trong từng môi trường xã hội khác nhau; không ngừng học hỏi và vận dụng một cách sáng tạo kinh nghiệm Công tác xã hội

trong và ngoài nước; nắm bắt kinh nghiệm hoạt động cụ thể của các khu vực lãnh thổ, các cơ quan, các trung tâm bảo vệ xã hội và dân cư và biết ứng dụng trong hoạt động thực tiễn; đảm bảo mối liên hệ chặt chẽ giữa các cá nhân, giữa các tầng lớp, lứa tuổi, giữa gia đình và môi trường xã hội. Nhân viên công tác xã hội còn phải biết gây ảnh hưởng đến mối quan hệ với các cá nhân, các nhóm dân cư ( được coi là đối tượng phục vụ của Công tác xã hội ), biết khích lệ, thúc đẩy tinh thần chủ động và thái độ tích cực của các đối tượng thân chủ. Mỗi Nhân viên Công tác xã hội phải được trang bị tri thức cơ bản về con người để hiểu rõ những ý chí, tình cảm, nhu cầu, nguyên nhân cũng như các biểu hiện vô thức trong hành vi con người. Hơn thế nữa, một chuyên gia Công tác xã hội cần có những tri thức khoa học liên ngành, liên bộ môn để phân tích các đặc tính, các trạng thái tâm lí cá nhân, biết vận dụng các thủ pháp tâm lí, sư phạm học, nhân học, dân tộc học, sinh học xã hội... nhằm chuẩn đoán, chữa trị hiệu quả mọi căn bệnh tâm lí và xã hội của mọi đối tượng trong mọi trường hợp.

Là Nhân viên công tác xã hội cần biết tạo lập các đề án, nắm vững phương pháp và kĩ thuật dự báo xã hội, thống kê xã hội, vận dụng chúng một cách sáng tạo vào thực tế Công tác xã hội, không loại trừ mọi biện pháp, từ việc giúp đỡ y tế, lao động cải huấn, dưỡng lão, trợ giúp người khuyết tật, trẻ em làm trái pháp luật, bảo vệ pháp quyến cho các đối tượng thuộc các lứa tuổi, thành phần xã hội. Nhân viên công tác xã hội luôn coi trọng quyền lợi của thân chủ, giữ vững phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; với đồng nghiệp cũng như với thân chủ phải luôn tôn trọng lịch sự và tận tâm. Nhân viên Công tác xã hội phải có những hành vi xã hội cao cả vì hạnh phúc và bình đẳng cho tất cả mọi người, đặc biệt là những cá nhân, nhóm, cộng đồng yếu thế.

Một phần của tài liệu TRẺ EM LÀM TRÁI PHÁP LUẬT Ở XÃ NAM HẢI, HUYỆN TIỀNHẢI, TỈNH THÁI BÌNH - THỰC TRẠNG VÀ VAI TRÒ TRỢ GIÚP CỦANHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w