Chưa thành công trong việc giáo dục con cái là nỗi khổ tâm day dứt đối với các bậc cha mẹ. Nhất là trong giai đoạn hiện nay thì cha mẹ nào cũng đặt niềm tin và hy vọng vào sự thành đạt của con cái “ con hơn cha là nhà có phúc ”. Tâm lý đó thôi thúc cha mẹ, dù phải “ thắt lưng buộc bụng ” cũng phải cố gắng cho con đền trường, học hành đến nơi đến chốn. Nhưng trong thực tế thì trẻ hư, trẻ lang thang và vi phạm pháp luật lại xuất phát nhiều từ các gia đình quá chiều chuộng con cái. Trong các nguyên nhân của gia đình tác động làm cho trẻ phạm pháp thì được biểu hiện trên các mặt sau:
Cha mẹ không quan tâm đến việc giáo dục con cái
Trong trường hợp này thường xuất phát từ các gia đình neo đơn, gia đình khuyết thiếu hoặc cha mẹ thường xuyên vắng nhà, những gia đình chỉ lo tính toán kinh tế, thiếu trách nhiệm đối với con cái, khoán trắng việc giáo dục cho nhà trường, xã hội…Kết quả là bố mẹ không theo dõi từng hoạt động của con cái ở nhà cũng như ở trường và ở ngoài xã hội, từ đó tạo cho trẻ tâm lý sao nhãng học tập, lưu ban kéo dài, từ đó tạo ra tâm lý chán nản đua đòi và bị lôi cuốn vào các tệ nạn xã hội.
Cha mẹ, gia đình là những gương xấu cho con cái noi theo
Một số gia đình vì mục đích kiếm tiền đã lao vào các trò mua gian bán lận, làm ăn phi pháp như chứa chấp cờ bạc, mại dâm …Trong trường hợp đó, một mặt vì mất lòng tin, một mặt vì thiếu kính trọng cha mẹ, một mặt nữa là phải thường xuyên tiếp xúc với các công việc của gia đình nên tạo cho trẻ thói quen phạm pháp và dần dần vi phạm pháp luật.
Không khí trong gia đình không thuận lợi, vui vẻ
Trong gia đình luôn không có sự hòa thuận, mọi người không quan tâm đến nhau, thiếu kính trên nhường dưới, trong gia đình luôn xảy ra mâu thuẫn… khiến không khí gia đình luôn nặng nề làm cho tâm lý trẻ chán nản và tham
gia vào các tệ nạn xã hội. Vì chúng không có tấm gương noi theo, đặc biệt là trong gia đình bố mẹ ly hôn thì số lượng của trẻ phạm pháp lại càng nhiều.
Cha mẹ không thống nhất phương pháp giáo dục con cái
Cha mẹ bao giờ cũng thương con, lo lắng cho tương lai của con. Nhưng do trình độ nhận thức và tính cách mỗi người có cách cư xử khác nhau. Người này tỏ thái độ quở trách, trừng phạt con thì người kia lại tỏ thái độ bênh vực con cái vv…Trong trường hợp như vậy cha mẹ sẽ bị mất dần quyền uy, trẻ không nghe lời vả tỏ ra chống đối. Khi trong gia đình bố mẹ mất quyền uy thì trẻ sẽ hành động theo ý thích của mình và dễ sa vào các tệ nạn của xã hội.
Cha mẹ chưa nắm được phương pháp giáo dục con cái
Sự quá nghiêm khắc hay quá nuông chiều của cha mẹ đối với con cái cũng làm phát sinh các hành vi xấu của trẻ. Đặc biệt trong thời đại ngày nay khi gia đình chỉ có 1-2 con thì sự nuông chiều quá mức của cha mẹ đã tạo cơ hội cho con trẻ lao vào các tệ nạn xã hội.
Cha mẹ chưa hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ
Cuộc sống đậm màu sắc tình cảm, không giấu được khi vui,khi buồn, khi yêu, khi ghét, dễ xúc cảm dễ có ấn tượng mạnh, định kiến sâu sắc …Vì thần kinh hưng phấn chiếm ưu thế nên hành động theo ý thích không quan tâm đến kết quả đúng, sai, có lợi hay có hại. Mặt khác cha mẹ lại không quan tâm đến tâm sinh lý của trẻ ở giai đoạn này nên cứ mặc cho hành động của trẻ vì vậy đã tạo cơ hội cho trẻ lao vào các tệ nạn của xã hội.
Như vậy gia đình là nơi gần gũi với trẻ nhất tuy nhiên đây cũng có thể là nơi phát sinh ra các yếu tố tạo cho trẻ cơ hội tham gia vào các tệ nạn xã hội. Vì vậy trong các bậc cha mẹ cần phải có thái độ ứng xử hợp lý trong gia đình để trẻ noi theo.
Chương 2: THỰC TRẠNG TRẺ EM LÀM TRÁI PHÁP LUẬT Ở XÃ