- Những điều kiện thuận lợ
2.3.1. Khái quát chung về tình hình trẻ em vi phạm pháp luật ở nước ta hiện nay
hiện nay
- Vấn đề người chưa thành niên vi phạm pháp luật và phạm tội đã và đang được tất cả các nhà nước trên thế giới quan tâm, lo lắng. Liên hợp quốc đã ban hành một số Công ước, Quy tắc liên quan đến công tác phòng chống vi phạm pháp luật của người chưa thành niên; các cơ quan của tổ chức lớn nhất hành tinh này cũng đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo có tính chất toàn cầu và khu vực để bàn về vấn đề này.Ở nước ta, công tác đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật và phạm tội của người chưa thành niên thuộc về trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các cơ quan, tổ chức và toàn thể nhân dân. Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương,
chính sách và pháp luật nhằm bảo đảm sự phát triển toàn diện của trẻ em và người chưa thành niên. Chính phủ, các Bộ, ban, ngành và chính quyền các cấp đã đề ra nhiều chương trình, kế hoạch cũng như áp dụng nhiều biện pháp để tăng cường bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng và chống vi phạm pháp luật nói chung trong đó có vi phạm pháp luật của người chưa thành niên nói riêng. Tổ chức Plan phối hợp với Bộ Công An thực hiện chương trình “ Ngăn ngừa người chưa thành niên vi phạm pháp luật và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng” có kinh phí hỗ trợ là 5 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ tháng 8 – 1008 đến tháng 3 – 2010 tại bốn trường giáo dưỡng Ninh Bình, Đà Nẵng, Đồng Nai, Long An. Tổ chức Cứu Trợ Trẻ em Thụy Điển hỗ trợ Quỹ hỗ trợ Pháp lý quốc gia trong việc hỗ trợ trẻ em nghèo vi phạm pháp luật ở Việt Nam được tư vấn và đại diện. Công việc này bao gồm làm việc với chính quyền và những người trợ giúp pháp lý để giúp cho trẻ em tiếp cận được các dịch vụ trợ giúp pháp lý phù hợp với các chuẩn mực quốc tế cũng như nâng cao trình độ cho các luật sư và những người hỗ trợ pháp lý về kỹ năng tư vấn và đại diện cho trẻ em.
- Tuy nhiên, tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật và phạm tội ở nước ta hiện nay vẫn có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Đặc biệt có một bộ phận thanh thiếu niên đã tham gia vào các băng nhóm tội phạm có tổ chức, phạm tội có sử dụng bạo lực với tính chất côn đồ hung hãn; thực hiện các hành vi giết người, cướp của, chống người thi hành công vụ, bảo kê, đâm thuê, chém mướn gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng.
- Theo thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, số người vi phạm pháp luật hình sự bị khởi tố, truy tố, xét xử trong 5 năm ( từ năm 2003 đến 2009) như sau:
Năm 2003 khởi tố 4.578 người, truy tố 3.260 người, xét xử 2.940 người.
Năm 2004 khởi tố 5.138 người, truy tố 3.421 người, xét xử 2.930 người.
Năm 2006 khởi tố 6.420 người, truy tố 4.172 người, xét xử 3.404 người.
Năm 2008 khởi tố 7.818 người, truy tố 5700 người, xét xử 5.171 người.
Năm 2010 khởi tố 8.870 người, truy tố 6.000 người, xét xử 5.500 người.
- Theo số liệu thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội
(Bộ Công an) thì trong 6 tháng đầu năm 2008 đã xảy ra 5.746 vụ, với
khoảng 9.000 người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự, tăng 2% số vụ so với cùng kỳ năm ngoái. Số người chưa thành niên có nguy cơ vi phạm pháp luật là 71.581 người.
+ Về độ tuổi, theo thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã
hội thì tình hình tội phạm do người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới
18 tuổi thực hiện có chiều hướng gia tăng và chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 60%; từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chiếm khoảng 32% và dưới 14 tuổi chiếm khoảng 8% trong tổng số các vụ phạm tội do người chưa thành niên và trẻ em thực hiện.
+ Về cơ cấu tội phạm, theo thống kê mới nhất của Viện kiểm sát nhân dân
tối cao và Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội thì hành vi vi
phạm pháp luật hình sự của người chưa thành niên tập trung nhiều nhất vào các nhóm tội xâm phạm sở hữu; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm
và danh dự con người, một số tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Trong đó tội danh trộm cắp tài sản chiếm 38%, cố ý gây thương tích chiếm 11%, đặc biệt là giết người chiếm 1,4% trong tổng số tội phạm do người chưa thành niên thực hiện.
Về địa bàn hoạt động, các vụ vi phạm pháp luật và phạm tội do người chưa thành niên thực hiện không chỉ xảy ra ở các thành phố, thị xã mà còn xảy ra ở các vùng nông thôn, kể cả vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, đánh giá một cách tổng thể trên phạm vi toàn quốc thì tại các thành phố lớn, nơi kinh tế phát triển mạnh thu hút nhiều lực lượng lao động, nhiều thành phần xã hội sinh sống, thì tỷ lệ người chưa thành niên vi phạm pháp luật và phạm tội chiếm tỷ lệ cao hơn và có chiều hướng tăng nhanh hơn. Theo thống kê của
Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thì năm 2002 có 385 người chưa
thành niên bị đưa ra xét xử, đến năm 2006 con số này là gần 700 người (tỷ lệ tăng gần 100% sau 4 năm). Tại các thành phố lớn khác như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng thì tỷ lệ này cũng cao hơn và tăng nhanh hơn các tỉnh khác. Từ thực trạng nêu trên, chúng ta có thể thấy trong những năm gần đây, số vụ và số lượng người chưa thành niên vi phạm pháp luật và phạm tội có chiều hướng ngày càng gia tăng. Tính chất, mức độ vi phạm pháp luật, đặc biệt là tội phạm hình sự do người chưa thành niên thực hiện ngày càng nghiêm trọng. Nếu như những năm 2000 trở về trước, người chưa thành niên thường thực hiện các hành vi trộm cắp, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích không gây nguy hại lớn, thì những năm gần đây tính chất, mức độ của tội phạm lại nguy hiểm hơn vượt quá giới hạn của độ tuổi người chưa thành niên như: hình thành các băng nhóm tội phạm có tổ chức, có cơ cấu chặt chẽ. Thực hiện các hành vi phạm tội: giết người (con giết cha mẹ, cháu giết ông bà); cướp tài sản có sử dụng vũ khí nóng; hiếp dâm; mua bán, sử dụng
trái phép các chất ma túy. Sự gia tăng về số lượng, mức độ vi phạm pháp luật của người chưa thành niên có sự khác nhau giữa các địa phương, theo đó tỷ lệ tăng nhiều nhất chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn.
Trong những năm sắp tới, công cuộc đổi mới nền kinh tế của đất nước sẽ đặt ra yêu cầu mở rộng hơn nữa quan hệ kinh tế, văn hóa – xã hội với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và các nước trên thế giới. Bên cạnh những mặt tích cực của nó, như thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa – xã hội theo nguyên tắc các bên cùng có lợi, còn có mặt tiêu cực là không chỉ làm gia tăng về số lượng tội phạm mà tính chất mức độ của hành vi phạm tội cũng ngày càng nghiêm trọng hơn, đặc biệt một số loại tội phạm có tính chất xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao cũng xuất hiện và phát triển. Đây cũng là một trong những yếu tố sẽ có tác động mạnh đến tình hình vi phạm pháp luật của người chưa thành niên. Vì vậy, dự báo trong thời gian tới, số lượng các vụ vi phạm pháp luật và số người vi phạm vẫn tiếp tục gia tăng; tính chất của hành vi vi phạm ngày càng nghiêm trọng và diễn biến phức tạp; các tội phạm hoạt động theo băng nhóm, có tổ chức, có cơ cấu chặt chẽ ở độ tuổi này vẫn tiếp tục gia tăng. Hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là các hành vi phạm tội vẫn chủ yếu tập trung vào các nhóm tội như: xâm phạm tính mạng sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người; xâm phạm an toàn công cộng và trật tự công cộng; các tội phạm về ma túy. Trong tương lai gần, người chưa thành niên có thể tham gia vào các đường dây tội phạm xuyên quốc gia như tội phạm về ma túy, tội phạm công nghệ cao, tội mua bán phụ nữ với tính chất và hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
2.3.2. Thực trạng trẻ em làm trái pháp luật ở Xã Nam Hải
- Trong số các vụ phạm tội thì số vụ phạm tội lứa tuổi 15 trở xuống nhìn chung phạm tội ít hơn so với lứa tuổi 16 đến dưới 18 tuổi.
+ Số lượng người chưa thành niên phạm tội chủ yếu ở độ tuổi từ 15 đến dưới 18 cao gấp 5 lần so với độ tuổi dưới 15. Ở độ tuổi này ngoài những đặc điểm chung về tâm lý lứa tuổi là còn bồng bột, ham kiếm tìm cái mới, thích bắt chước, thích khẳng định bản thân…thì những đối tượng phạm tội còn có sức khỏe tốt hơn lứa tuổi dưới 15, có quan hệ giao du rộng rãi hơn lứa tuổi dưới 15 vì vậy thực hiện hành vi phạm tội dễ dàng hơn. Điều đáng lưu ý là ở lứa tuổi này có xu hướng phạm tội có ý thức và sử dụng các phương tiện công cụ khi gây án. Thực tế là hầu hết các hành vi phạm tội cướp của, cướp đoạt, cướp giật, đánh nhau, sử dụng và mua bán trái phép ma túy do người chưa thành niên gây ra là thuộc lứa tuổi trên.
+ Lứa tuổi dưới 15 thực hiện hành vi phạm tội có tỷ lệ thấp hơn ( khoảng 20% ) và tính chất phạm tội không nguy hiểm như độ tuổi từ 16 – 18 tuổi nhưng cũng là vấn đề đáng quan tâm bởi vì phần lớn việc thực hiện hành vi phạm tội của các em là bột phát, bị lôi kéo, xúi dục. Do vậy, nếu trong cuộc sống các em đã vấp ngã tội lỗi ở lứa tuổi này thì sẽ tạo thành tâm lý không tốt và tạo những thói quen không tốt trong cuộc sống và tương lai.
+ Hiện tại ở địa phương có 12 em đã qua các trường giáo dưỡng, các em đều đi làm xa nhà và đều thuộc nhóm tuổi từ 16 đến dưới 18 tuổi. Chính quyền địa phương cho biết trong quá trình các em đi làm xa thì chính quyền cũng không nắm bắt được tình hình của các em. Khi đến thăm hỏi gia đình các em thì bố mẹ các em cho biết các em không thường xuyên liên lạc về nhà nên cũng không nắm bắt hết cuộc sống hiện tại của các em như thế nào.
Qua khảo sát tình hình thực tế tại địa phương cùng với tài liệu thống kê do Ban Công An Xã cung cấp thì đa số các em chưa thành niên phạm tội là nam giới, chiếm tỉ hơn 80%, nữ giới chiếm 20% trong tổng số người chưa thành niên phạm tội. Riêng năm 2008 theo thống kê về các vụ việc của Công An Xã thì nam giới chiếm 85%, nữ giới chiếm 15%. Năm 2011 có 93 em làm trái pháp luật trong đó nam giới là 91 em chiếm 97%, nữ giới 2 em chiến 0,3 %. Thực tế trên cũng phù hợp với đặc điểm về giới tính, vì cùng lứa tuổi các em nữ có suy nghĩ chín chắn hơn nam giới, ngược lại sự hiếu động nghịch ngợm của nam giới cũng mạnh mẽ hơn nữ giới.
* V ề trình độ học vấn.
Theo thống kê của Công An Xã trong năm 2011 và quá trình điều tra thực tế của bản thân thì trình độ học vấn của các em làm trái pháp luật như sau:
Không biết chữ chiếm 0,3%. Bỏ học chiếm 32,8%.
Cấp 1 chiếm 0,9% Cấp 2 chiếm 36%. Cấp 3 chiếm 30%.
Cán bộ địa phương và giáo viên nhà trường cho biết các em phạm tội hầu hết là học kém, lưu ban, bị đuổi học hoặc chán học, chơi bời đàn đúm hoặc thiếu hiểu biết về pháp luật. Do vậy, vấn đề đặt ra cho các nhà giáo và những người làm công tác phòng ngừa tội phạm người chưa thành niên là phải có phương pháp giảng dạy thích hợp, đưa kiến thức giảng dạy kĩ năng sống vào nhà trường để giúp các em hiểu biết về các chuẩn mực xã hội, những cách cư xử khi ra ngoài xã hội và ý thức tôn trọng pháp luật nói chung. Đồng thời nhà trường nên mở phòng tham vấn học đường để hỗ trợ giải quyết kịp thời những khó khăn các em gặp phải. Việc làm này có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi nó góp phần đẩy lùi nguy cơ phạm pháp của các em. Hầu hết
100% các em vi phạm pháp luật đều mong muốn có phòng tham vấn tại trường học và có một ban ngành cụ thể ở cộng đồng để có thể kịp thời trợ giúp các em trong mọi hoàn cảnh. Em P ( học sinh bị nhà trường cảnh cáo về hành vi đánh nhau ) chia sẻ “ Em xem trên tivi thấy có nhiều chương trình
nói về phòng tham vấn học đường lắm. Em cũng muốn trường em có phòng tham vấn như vậy. Nhiều lúc em thấy rất ức chế khi không giải quyết được vấn đề mình đang gặp phải. Nó khiến em tìm đến những hành động tiêu cực để giải quyết tâm trạng. Nếu tìm được người chia sẻ những rắc rối đó thì có lẽ em đã không làm những việc sai trái. ”
* Tính chất hành vi phạm tội.
- Theo thống kê của Công An Xã năm 2010 đã xảy ra 43 vụ trẻ em làm trái pháp luật, tăng 12 vụ so với năm 2009. Số lượng trẻ em làm trái pháp luật năm 2010 là 50 em và tăng 13 em so với năm 2009.
- Tính chất hành vi phạm tội của người chưa thành niên ngày càng trở nên táo bạo. Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu như các em đều phạm tất cả các loại tội danh từ tội ít nghiêm trọng đến nghiêm trọng, gây nhiều thiệt hại và nguy hiểm cho xã hội. Các em phạm vào những tội như cố ý gây thương tích, cướp đoạt tài sản công dân, cưỡng đoạt tài sản công dân, lừa đảo…Bên cạnh đo những năm trở lại đây người chưa thành niên lại có xu hướng phạm vào những tội mới, đó là những tội nghiêm trọng mà trước đây các em chưa phạm hoặc ít phạm phải. Số lượng các em phạm tội lần đầu chiếm 71%, phạm tội lần hai chiếm 29%.
- Đi sâu phân tích các loại tội phạm nghiêm trọng phổ biến mà trẻ em gây ra cho thấy:
+ Phạm tội cướp giật, cưỡng đoạt tài sản: Trong cơ cấu tội phạm do người chưa thành niên gây ra thì tội cướp giật, cướp đoạt tài sản là một trong những tội chiếm tỷ lệ cao nhất trong tất cả các tội mà các em phạm phải.
Loại tội phạm này xảy ra ở hầu hết các nhóm tuổi của người chưa thành niên. Tài sản các em thường nhằm vào là: Đồng hồ loại đắt tiền, dây chuyền vàng, hoa tai, vòng tay, điện thoại di động…Nhìn chung loại tội phạm này thường nhằm vào những tài sản gọn nhẹ, dễ tiêu thụ. Thủ đoạn hoạt động của loại tội phạm này cũng ít tinh vi xảo quyệt so với loại tội phạm hình sự chuyên nghiệp, các em thường đợi lúc tan trường đón các em học sinh, uy hiếp các em nhỏ. Gần đây xuất hiện các thủ đoạn điều tra thăm dò hoặc dùng phương tiện hung khí để thực hiện phạm tội. Số trẻ em phạm tội này cũng tăng lên theo từng năm, năm 2009 là 4 em chiếm 17%, năm 2010 tăng lên 7 em chiếm 20% so với tổng số các em vi phạm.
+ Phạm tội trộm cắp: Đây là loại tội người chưa thành niên chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu tội phạm của người chưa thành niên, bình quân hàng năm