- Những điều kiện thuận lợ
3.2.2. Giải pháp theo định hướng Công tác xã hộ
Phòng ngừa tội phạm được phản ánh đúng đắn nhất chính là mối quan hệ biện chứng giữa sự tồn tại của tội phạm với việc loại trừ và xoá bỏ tội phạm với tư cách là hiện tượng xã hội. Mặt khác khái niệm phòng ngừa bắt nguồn từ tính chất khác biệt và có giới hạn trong đặc điểm về tính chất có thể xoá bỏ được của các nguyên nhân tội phạm. Phòng ngừa tội phạm cũng bao hàm cả ý nghĩa là vừa có thể xoá bỏ từng bộ phận vừa có thể làm mất tác dụng của các nguyên nhân và điều kiện đưa đến phạm tội. Vì vậy, mục tiêu phương hướng cụ thể của công tác phòng ngừa tội phạm, trình độ phòng ngừa, mức độ, hình thức phương pháp phòng ngừa bao giờ cũng được xác định bởi những điều kiện quốc tế và của riêng từng nước.
Phòng ngừa tội phạm là toàn bộ những hoạt động xã hội trên thực tế nhằm xoá bỏ, làm tê liệt hoặc làm mất tác dụng của những nguyên nhân gây ra tội phạm và điều kiện gây ra một số loại hành động phạm tội riêng lẻ trong cơ cấu và sự phát triển của tội phạm. Phòng ngừa tội phạm cũng bao hàm tiêu chuẩn chủ yếu và hiệu quả phòng ngừa, đối tượng, các quá trình, biện pháp, động lực và chủ thể phòng ngừa. Do đặc điểm quan trọng của công tác phòng ngừa là làm thay đổi thực tiễn một cách thực sự theo hướng tích cực, là tác dụng của xã hội được thể hiện thành cụ thể. Về mặt xã hội, phòng ngừa được tiến hành thông qua toàn bộ các biện pháp kinh tế, tư tưởng, xã hội, pháp luật, tổ chức...có tác dụng tới tội phạm, nhưng không nhằm phân biệt cá nhân và trực tiếp vào việc phòng chống tội phạm. Trong phòng ngừa tội phạm, các biện pháp có một vai trò khá căn bản. Tuy nhiên không thể thu hẹp việc phòng ngừa tội phạm vào các biện pháp hoặc tuyệt đối hoá các biện pháp, coi đó là đặc điểm của việc phòng ngừa tội phạm. Ngoài ra cần đưa
tính chất hệ thống của việc phòng ngừa tội phạm vào xác định bản chất của nó.
Xác định bản chất của công tác phòng ngừa tội phạm cũng đòi hỏi phải làm rõ vai trò và trách nhiệm của các cán bộ lãnh đạo, các tập thể và mỗi công dân. Ở đây cần xuất phát từ thống nhất về nguyên tắc giữa lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân, coi đó là động lực chủ yếu cho sự phát triển xã hội nói chung.
Phòng ngừa tội phạm phải đi sâu nghiên cứu tìm nguồn gốc phát sinh, phát triển tội phạm để có biện pháp phòng ngừa tích cực, giải quyết tận gốc là vấn đề cơ bản nhất của cuộc đấu tranh chống tội phạm. Bởi vì, hành động phạm tội nói chung là hành động có ý thức trên cơ sở kết cáu tâm lý phức tạp của con người có một quá trình hình thành và phát triển một cách ngẫu nhiên hay độc lập với khách quan, đã có sẵn, mà tâm lý và ý thức con người phạm tội là sự phản ánh tồn tại xã hội, là kết quả tác động của thế giới khách quan, là kết quả tất yếu của môi trường, hoàn cảnh gia đình và xã hội còn có những hiện tượng lạc hậu lỗi thời. Vì vậy, phòng chống tội phạm phải là trách nhiệm của toàn dân, của toàn hệ thống các tổ chức xã hội.