Liên kết nguồn lực.

Một phần của tài liệu TRẺ EM LÀM TRÁI PHÁP LUẬT Ở XÃ NAM HẢI, HUYỆN TIỀNHẢI, TỈNH THÁI BÌNH - THỰC TRẠNG VÀ VAI TRÒ TRỢ GIÚP CỦANHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI (Trang 95)

- Củng cố các tổ chức đoàn, đội ở trường học, cụm dân cư…để làm tốt việc

3.3.3. Liên kết nguồn lực.

- Nhân viên xã hội không chỉ trợ giúp một phần về mặt tâm lý cho các em mà còn phải liên kết được các nguồn lực từ mọi phía. Trong thời gian ở trại giáo dưỡng các em được tạo cơ hội học một số nghề phù hợp với trình độ và khả năng của các em như nghề thêu, may vá, sửa chữa xe máy, ô tô, điện, hàn… nhân viên xã hội liên kết với một số cơ sở kinh doanh bên ngoài để dạy nghề cho các em đồng thời tiêu thụ một số sản phẩm do chính các em làm ra. Giúp cho các em biết quý trọng giá trị sức lao động. Đồng thời dạy cho các em một nghề để sau khi trở về cộng đồng có việc làm.

- Nhân viên xã hội liên kết công an huyện, phối hợp với cơ sở chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợ giúp đỡ khi các em quay trở về cộng đồng, đồng thời liên kết phối hợp với một số doanh nghiệp đào tạo nghề để các em vào làm việc. Tránh xa bạn bè xấu tạo một môi trường trong sạch, lành mạnh cho các em làm lại cuộc đời sau những sai làm vấp ngã. Và không thể thiếu được sự hợp tác của chính từ phía người thân gia đình các em. Người nhân viên xã hội có vai trò rất quan trọng trong việc hợp tác liên kết từ mọi phía, làm tốt công tác nhiệm vụ của mình sẽ tạo điều kiện cho các em tái hoà nhập cộng đồng một cách dễ dàng hơn.

- Như vậy có thể nói Nhân viên công tác xã hội đóng vai trò là người trợ giúp tích cực cho trẻ em làm trái pháp luật thông qua ba mô hình cơ bản: Mô hình phòng ngừa. Mô hình chữa trị - trị liệu. Mô hình phát triển.

Một phần của tài liệu TRẺ EM LÀM TRÁI PHÁP LUẬT Ở XÃ NAM HẢI, HUYỆN TIỀNHẢI, TỈNH THÁI BÌNH - THỰC TRẠNG VÀ VAI TRÒ TRỢ GIÚP CỦANHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w