- Những điều kiện thuận lợ
3.1. Khái quát chung về vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp trẻ em làm trái pháp luật
HẢI, HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH
3.1. Khái quát chung về vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việctrợ giúp trẻ em làm trái pháp luật trợ giúp trẻ em làm trái pháp luật
- Hơn ai hết, Nhân viên công tác xã hội phải nhận thức rõ thực trạng đó bởi sự mách bảo của một trái tim nhân hậu và hãy bảo vệ trẻ em bằng những hành động dũng cảm.
“ Trẻ em là tương lai của đất nước ”, nhân loại đã không thờ ơ đối với sự nghiệp chăm sóc và bảo trẻ em. Những cơ sở pháp lí để bảo vệ trẻ em về mặt xã hội đã được xây dựng như Công ước quốc tế về Quyền trẻ em, Luật
chăm sóc, bảo vệ bà mẹ trẻ em, Các chương trình hành động vì trẻ em…Các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể đã và đang có nhiều biện pháp tích cực trên nhiều lĩnh vực nhằm hỗ trợ các đối tượng trẻ em nói chung và trẻ em làm trái pháp luật nói riêng. Phải đảm bảo cho các em các nhu cầu về ăn ở, học tập, được chăm sóc đầy đủ, thường xuyên về vệ sinh, sức khỏe.
- Tích cực vận động, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cá nhân, của cộng đồng về các vấn đề xã hội liên quan đến việc chăm sóc – giáo dục – bảo vệ trẻ em. Xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm, tình cảm và đạo đức với trẻ em – thế hệ tương lai của đất nước.
- Tạo dựng cho các em môi trường “ gia đình ” hạnh phúc. Ở đó các em có
tình yêu thương của cha mẹ, người thân. Ở đó các em có sự cảm thông, che chở của các mẹ, các cô ( trong các nhà tình thương, các mái ấm, … ). Cũng ở đó các em được giáo dục, học tập từ những người Thầy, người Cô giàu lòng nhân ái ( trường giáo dưỡng ). Trẻ em luôn cần sự che chở, nuôi nấng, dạy dỗ. Môi trường đầu tiên có được những điều kì diệu ấy chính là gia đình.
Nhưng không ít trẻ em mất đi cơ may ấy, không gia đình, sống lang thang, không học hành, lao động cật lực, tệ nạn xã hội luôn rình rập, lôi kéo… Không có gì thay thế được gia đình. Vì vậy, điều quan trọng là phải mang lại cho các em một mái ấm, tình yêu thương, tăng cường việc trợ giúp về tâm lí cho trẻ, giúp các em nhận thức cái tốt, xấu, đúng, sai, cái đáng làm, cái cần tránh, và hơn thế nữa có thể bảo vệ mình không bị cám dỗ bởi tình dục, ma túy và các thói hư cũng như tật xấu khác. Vai trò này của Nhân viên công tác xã hội là hết sức ý nghĩa.Nhân viên công tác xã hội kết hợp cùng với cơ quan chức năng trực tiếp giải quyết các vụ việc liên quan đến trẻ em làm trái pháp luật. Với mỗi nhóm đối tượng khác nhau thì phải có biện pháp khác nhau. Tuy nhiên những biện pháp này lại có mối quan hệ mật thiết với nhau vì vậy trong quá trình tác nghiệp Nhân viên Công tác xã hội cần khéo léo vận dụng để tạo ra hiệu quả tốt nhât cho trẻ. Cụ thể vai trò của Nhân viên công tác xã hội đối với trẻ em làm trái pháp luật tại địa phương được thể hiện ở những nội dung sau:
+ Đối với nhóm trẻ có nguy cơ phạm pháp thì Nhân viên Công tác xã hội phái kết hợp cùng chính quyền nơi trẻ sinh sống, gia đình, nhà trường, bạn bè của trẻ để đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời như: quan tâm đến việc học tập, các mối quan hệ của trẻ, động viên, khích lệ trẻ, tạo ra nhiều sân chơi bổ ích cho trẻ… đề nghị bố mẹ hoặc người thân của trẻ báo ngay cho các cơ quan chức năng biết nếu phát hiện ra hành vi lạ của trẻ. Đồng thời phải kết hợp cùng chính quyền địa phương cũng như các tổ chức đoàn thể đặc biệt là đoàn thanh niên tổ chức các chương trình tuyên truyền, giáo dục về kĩ năng sống, kiến thức pháp luật, các giá trị chuẩn mực đạo đức, văn hóa để trẻ không có cái nhìn lệch lạc về lí tưởng sống từ đó trẻ biết điều chỉnh hành vi của mình sao cho không bị lệch chuẩn. Nhân viên Công tác xã hội còn là “cầu nối” giữa Gia đình – Nhà trường – Xã hội, mối quan hệ này rất quan
trọng bởi khi trẻ có dấu hiệu bất thường các hệ thống trên sẽ nhận ra ngay và kịp thời xử lí. Việc làm này đem lại hiệu quả vô cùng thiết thực, góp phần đẩy lùi thực trạng phạm pháp ở trẻ.
+ Đối với nhóm trẻ đã phạm pháp: Nhân viên Công tác xã hội cần tác động
để trẻ nhận ra vai trò, vị trí của các em quan trọng như thế nào đối với gia đình và xã hội để từ đó các em có quyết tâm thay đổi hành vi sai trái của mình để vươn lên trong cuộc sống. Đồng thời Nhân viên Công tác xã hội làm chất “ xúc tác ” để bố mẹ và người thân của trẻ quan tâm, động viên đến trẻ nhiều hơn, sự chăm sóc ấy khiến trẻ biết rằng em luôn được tôn trọng và là một thành viên tích cực của xã hội. Xã hội và gia đình luôn đón nhận và tạo cơ hội cho em thay đổi hành vi của mình, từ đó trẻ có thêm động lực và tự tin hơn trong cuộc sống. Bên cạnh đó Nhân viên Công tác xã hội còn là người tìm kiếm, liên kết nguồn lực để hỗ trợ các em tiếp tục học tập hoặc tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên Nhân viên Công tác xã hội cũng phải thường xuyên trò chuyện với các em, những người liên quan trực tiếp đến các em để kịp thời có biện pháp can thiệp khi trẻ có dấu hiệu phạm pháp. Việc làm này sẽ tránh được hành vi tái phạm pháp luật ở các em.
- Trong suốt quá trình trợ giúp trẻ em làm trái pháp luật Nhân viên Công tác xã hội phải thường xuyên tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ cho các em đồng thời phát hiện kịp thời các nguy cơ xấu làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các em.