Trẻ em chính là mơ ước, là hạnh phúc, là niềm tin yêu và hi vọng của biết bao gia đình. Song trẻ em cũng chính là căn nguyên của những đau khổ, chán chường của những người làm cha, làm mẹ, hoặc phải chịu chung cảnh sống nghèo hèn, dốt nát, hoặc bị lây nhiễm những thói hư tật xấu trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Thật đáng buồn và đáng lo ngại trong xã hội hiện đại khi mà trẻ em đang đứng trước vô vàn nguy cơ đe dọa tới sự phát triển lành mạnh. Vậy các nước trên thế giới đã sử dụng công tác xã hội như một công cụ trợ giúp trẻ em làm trái pháp luật như thế nào? Đây là vấn đề rất đáng để quan tâm bởi chúng ta có thể vận dụng sáng tạo những nội dung này vào hoàn cảnh cụ thể ở nước ta hiện nay. Sau đây là sự trình bày của em về vấn đề trên:
1.1.4.1. Công tác xã hôi với trẻ em ở Mĩ:
Công tác xã hội đối với trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật và những thiếu niên thuộc “ nhóm ” nguy hiểm được xây dựng trên cơ sở hàng loạt các chương trình: các chương trình cơ sở của cả sát, các chương trình cơ sở của ngành tư pháp ddooid với trẻ vị thành niên, các chương trình cơ sở ở các trường học ( cho các trường bình thường và chương trình dành cho các trường chuyên trách giáo dưỡng những thiếu niên đã có tiền án, tiền sự ). Những phòng phục vụ cho thanh niên thanh niên thành lập năm 1967 làm nhiệm vụ môi giới và kiểm soát sự hoạt động của các tổ chức, các cơ sở dịch vụ nhằm làm cho sự hoạt động này phù hợp với nhu cầu của trẻ vị thành niên. Hiện tại Mĩ đang có hai loại cơ sở cải tạo: nhà tù kín và trại giam cải tạo kín. Trong thời kì thụ án các phạm nhân thiếu niên có giáo viên trông coi. Công tác xã hội cũng được tiến hành ngay tại nơi giam giữ.
Ở Canada các đối tượng nằm trong phạm vi hoạt động của Công tác xã hội rất đa dạng, trong đó trẻ em làm trái pháp luật rất được quan tâm, cụ thể như sau:
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai Canada đã chi một khoản tiền khổng lồ cho việc phát triển các chương trình xã hội ( trợ cấp cho các gia đình khó khăn, các chương trình mang tính pháp luật về việc duy trì mức thu nhập, trợ cấp thất nghiệp… ). Các tỉnh ở Canada chịu trách nhiệm thực hiện các chương trình bảo vệ sức khỏe, giáo dục và bảo vệ xã hội. Thí dụ như đối với trẻ bị cha mẹ bỏ rơi hay đối với những trẻ không nhận được sự trông nom, chăm sóc đầy đủ ở gia đình thì được nhà nước cứu giúp như đúng tinh thần của Bộ luật về phúc lợi trẻ em.
- Về trợ giúp xã hội có thể chia làm loại trợ giúp do các ngành phục vụ xã hội có cơ sở của pháp luật đảm nhận và loại trợ giúp của ngành phục vụ xã hội do các tổ chức tình nguyện đảm nhận. Trẻ em nói chung và trẻ em làm trái pháp luật nói riêng đều đươc hưởng sự trợ giúp từ hai loại hình trên. - Ở Canada có những Bộ luật khác nhau điều chỉnh sự cứu trợ của chính phủ. Theo những Bộ luật này người dân được hưởng sự ưu tiên theo chương trình hỗ trợ vật chất của nhà nước và không một ai bị phân biệt đối xử dưới bất cứ hình thức nào. Các chương trình hỗ trợ dành cho tất cả mọi tầng lớp, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người thất nghiệp và người già. Nhà nước đảm bảo cho mỗi người dân có mức sống tối thiểu.
- Ở Canada vẫn đang tồn tại chương trình WELFARE nhằm trợ giúp tiền cho những ai mất hết phương tiện sống; có dự kiến việc bảo hiểm thất nghiệp, bù chi cho công nhân, bảo hiểm về tai nạn…; lưu hành Luật về người già, Luật về trợ giúp gia đình, trẻ em… Khoản tiền để thực hiện chương trình WELFARE được lấy từ ngân sách Liên bang, nhưng mỗi tỉnh
lại định ra tiêu chí của mình, xác nhận phạm vi những công dân nhận được sự trợ giúp này.
1.1.4.3. Công tác xã hội với trẻ em làm trái pháp luật ở Chi lê:
- Ở Chi lê chức năng giáo dục của những người làm Công tác xã hội là quan trọng nhất bởi vì họ mang kiến thức đến cho những người nghèo nhất của xã hội. Công tác xã hội này được thực hiện chủ yếu ở các cấp địa phương tự quản.
- Ở các tổ chức địa phương tự quản họ chịu trách nhiệm về việc phát triển các chính quyền địa phương và trợ giúp các tầng lớp dân cư nghèo nhất. Họ tham gia soạn thảo các chương trình giáo dục và phục hồi những người trẻ tuổi nằm trong nhóm có mức nguy hiểm cao hoặc có xung đột với hệ thống tư pháp. Đồng thời họ chịu trách nhiệm thực hiện các chương trình về hỗ trợ bà mẹ và trẻ em
1.1.4.4. Công tác xã hội với trẻ em làm trái pháp luật ở Anh
Ở Anh thì toàn bộ hệ thống Công tác xã hội dựa trên cơ sở pháp luật thống nhất và được cấp tài chính từ các nguồn của chính phủ, cho nên trong hoạt động thực tế hầu như mang tính đồng nhất. Có thể nói ở quốc gia này trẻ em làm trái pháp luật có rất nhiều cơ hội, điều kiện thuận lợi để sửa chữa hành vi của bản thân và vươn lên trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Đồng thời cũng có thể thấy được nhờ dựa trên tính thống nhất và đồng bộ nên Công tác xã hội có thể phát huy tối đa hiệu quả trợ giúp với các nhóm đối tượng.
1.1.4.5. Công tác xã hội với trẻ em làm trái pháp luật ở Philippin
- Philippin là nước Châu Á có hoạt động Công tác xã hội khá sớm trong khu vực, do được thừa hưởng và tích cực học tập kinh nghiệm Công tác xã hội ở
Châu Âu, đặc biệt là mô hình Công tác xã hội ở Mĩ nên Công tác xã hội ở Phipippin đã phát triển mạnh từ những thập niên 60 của thế kỉ XX.
+ Trước năm 1960 Công tác xã hội nhằm vào mục tiêu xã hội hóa giáo dục và thông qua các hoạt động vui chơi, giải trí nhằm giáo dục nhân cách và các giá trị xã hội cho các tầng lớp thanh thiếu niên, mở rộng các hoạt động ngăn ngừa thanh thiếu niên phạm tội. Các Nhân viên Công tác xã hội còn thực hiện việc tiếp cận các gia đình, vận động các bậc cha mẹ cùng tham gia chương trình hành động vì tương lai con em của mình.
+ Vào những năm 1960, số lượng các tổ chức cùng các hình thức nội dung Công tác xã hội được tăng cường. Công tác chăm sóc trẻ em, quan tâm đến thời gian rãnh rỗi của thanh thiếu niên, giải quyết tình trạng thất nghiệp, ngăn ngừa xung đột giữa các nhóm lưu manh… đã được chính phủ mà trực tiếp là các cơ quan chức năng quan tâm chỉ đạo.
+ Vào thập niên 70, theo quyết định của Chính phủ, Bộ phúc lợi xã hội đã thực hiện chương trình phát triển và cung cấp dịch vụ cho 30% dân số nghèo nhất nước. Công tác xã hội cá nhân, nhóm, cộng đồng đã tập trung vào việc thực hiện các chương trình tạo việc làm, chăm sóc trẻ em, nâng cao ý thức trách nhiệm của cha mẹ đối với việc giáo dục trong gia đình.
+ Hiện nay, Philippin đã hình thành và phát triển các loại hình Công tác xã hội kể cả của nhà nước và tư nhân. Các chương trình cho người nghèo và cho trẻ em lang thang, trẻ em làm trái pháp luật…đang được sự quan tâm cả về tinh thần và vật chất. Nhiệm vụ của các cán bộ Công tác xã hội quan trọng hơn cả vào lúc này là giúp mỗi cá nhân tự ý thức về vị trí, vai trò của mình và tự đứng vững bằng đôi chân của mình trong xã hội.
Như vậy có thể thấy trên thế giới hiện nay hầu như quốc gia nào cũng quan tâm đến vấn đề trẻ phạm pháp. Sự quan tâm ấy được thể hiện cụ thể bằng
việc thiếp lập cơ quan pháp lí và các tổ chức trợ giúp dành riêng cho nhóm trẻ này. Đồng thời có những chính sách hết sức thiết thực nhằm phát huy thế mạnh của mỗi cá nhân trong xã hội như đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần không ở dưới mức tổi thiểu, giáo dục cho mọi người biết vị trí và vai trò của mình trong xã hội…để mỗi người có trách nhiệm hơn với bản thân và xã hội. Đây chính là biện pháp sâu xa nhằm ngăn ngừa việc phạm pháp không chỉ với trẻ em mà cả với các nhóm tuổi khác. Qua việc phân tích các nội dung trên em nhận thấy Công tác xã hội ở các quốc gia này đã đi vào mọi mặt của đời sống xã hội, nó góp phần tạo ra sự phát triển bền vững cho mỗi cá nhân nói riêng và cho toàn xã hội nói chung.