- Củng cố các tổ chức đoàn, đội ở trường học, cụm dân cư…để làm tốt việc
3.4. Vai trò của Nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp chính quyền địa phương nâng cao hiệu quả trợ giúp trẻ em làm trái pháp luật.
Nhân viên CTXH đóng vai trò là người tham mưu cho lãnh đạo địa phương trong quá trình xây dựng chương trình hành động vì trẻ làm trái pháp luật. Đồng thời là người kết hợp với các ban, ngành, đoàn thể thực hiện chương trình ấy. Trong quá trình thực hiện chương trình NVCTXH luôn biết cập nhật mọi thông tin liên quan đến trẻ làm trái pháp luật tại địa phương để từ đó đưa ra những giải pháp kịp thời, vừa làm vừa rút kinh nghiệm để tránh phạm phải sai lầm và đưa ra những giải pháp không phù hợp với thực tế, chủ quan, nóng vội.
Tình huống cụ thể:
Nguyễn thị H lớn lên trong một gia đình có nhiều mâu thuẫn, bố mẹ li hôn khiến em đã bỏ nhà lang thang ra thành phố kiếm sống, sau đó đi vào con đường trộm cắp, giết người. Em bị kết án 12 năm tù khi em 14 tuổi. Hiện nay em đang ở trại giam N. Và thời gian thi hành án đã được 2 năm, từ khi em vào tù đến nay chưa một lần cha mẹ và những người thân trong gia đình đến thăm, ở trong trại giam em thường xuyên bị các nạn nhân nữ ngoài 20 tuổi hành hạ bắt giặt giũ, rửa bát, đấm bóp...Vì em nhỏ tuổi lại không có người thân thăm nom nên em được các cán bộ quản lí trại giam đối xử ưu đãi hơn. Vì thế trong thời gian vừa qua do một lần bức xúc quá em đã giết chế một nữ phạm nhân 25 tuổi ở cùng phòng, em bị kết án tù chung thân.
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp trẻ em làm trái pháp luật?
1. Sơ đồ phả hệ và sơ đồ sinh thái thể hiện mối quan hệ của thân chủ với gia đình và các hệ thống xã hội
\ Chú thích Nam giới Nữ giới Thân chủ Quan hệ xa cách Quan hệ mâu thuẫn
Đã li hôn
40 38
1 6
1.2. Sơ đồ sinh thái Chú thích Thân chủ Các hệ thống tác động đến thân chủ Tác động một chiều Thâ n chủ Chính quyền cơ sở Hệ thống pháp lí Trại giam Gia đình Phòng giam
Tác động hai chiều
2. Xác định những tình tiết cơ bản:
- H sinh ra trong một gia đình không hoàn thiện, bố mẹ mâu thuẫn dẫn đến ly hôn.
- H bỏ nhà lang thang ra thành phố kiếm sống, phạm tội trộm cắp và giết người. Em bị phạt 12 năm tù khi 14 tuổi. Em ở cùng trại giam với người trưởng thành.
- Trong suốt thời gian em thụ án thì bố mẹ và người thân không hề đến thăm.
- Khi thụ án được 2 năm thì em giết một nữ phạm nhân nữ 25 tuổi - H bị tuyên án tù trung thân khi mới 16 tuổi.
3. Hướng giải quyết vấn đề của thân chủ. - Đối với các cơ quan chức năng:
+ Điều 308, Bộ Luật Tố tụng Hình sự quy định rằng người chưa thành niên vi phạm pháp luật chịu phạt tù có thời hạn phải được giam giữ tách xa người lớn và phải được học nghề hoặc học văn hóa cơ bản. Pháp lệnh thi hành án phạt tù năm 1993, Nghị định số 60/CP ngày 18 tháng 9 năm 1993 về việc “ ban hành các quy định về các trại giam’’, và Nghị định số 60/2001/NĐ-CP ngày 4 tháng 9 năm 2001 về sửa đổi Điều 3 của các quy định về trại giam, quy định rằng các tù nhân là người chưa thành niên được tách riêng ra theo lứa tuổi, giới tính, theo cơ chế quản lí, giáo dục, lao động, học tập và các hoạt động thường nhật ( Điều 10, 13 của Pháp lệnh thi hành án phạt tù ). Giáo dục tiểu học và dạy nghề cho người chưa thành niên vi phạm pháp luật là bắt buộc.
+ Theo hệ thống hình sự, Bộ Luật Hình sự quy định rằng người chưa thành niên có thể phải chịu các biện pháp xét xử theo hướng giáo dục và phòng tránh ( giáo dục tại xã, phường, đư vào trại cải tạo ) hoặc các biện pháp xử phạt ( cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ và phạt tù có thời hạn ). Thời gian phạt tù có thời hạn tối đa áp dụng cho người chưa thành niên vi phạm pháp luật ngắn hơn so với thời hạn áp dụng cho người lớn phạm cùng một tội. Thêm vào đó khi áp dụng hình phạt tù dưới 3 năm, cho thấy rằng không cần thiết phải áp dụng phạt tù cho có thời hạn, tòa án có thể hoãn thi hành án và quyết định thời hạn thử thách từ 1 đến 5 năm (Điều 7). Không được áp dụng các hình phạt tù chung thân và xử tử với người chưa thành niên vi phạm pháp luật ( Điều 74 ).
Như vậy theo quy định của Bộ Luật hình sự và Bộ Luật Tố tụng Hình sự. ( quy định người chưa thành niên phạm tội ) trong trường hợp làm trái pháp luật của em H phải có chế độ giam giữ riêng và em H không kết án tù chung thân. Nhưng trong quá trình xử kiện cơ quan chức năng giải quyết vụ việc của em H đã làm trái quy định của pháp luật
và Bộ Luật Tố tụng Hình sự.
Vai trò của nhân viên công tác xã hội là can thiệp vào việc xử án, giúp cơ quan chức năng nhận thấy rõ được những sai sót của mình để xử lại vụ án của em H theo đúng quy định của pháp luật và đòi lại sự công bằng cho em H trong khoảng thời gian sống trong tù.
- Gia đình em H:
+ Trong khoảng thời gian 2 năm em H thi hành án thì chưa một lần bố mẹ
và những người thân đến thăm em. Gia đình em không có tránh nhiệm với em. Đây là một nguyên nhân chính khiến em H bỏ nhà đi lang thang và làm trái pháp luật. Em không nhận được sự giáo dục từ phía gia đình, do vậy em mất phương hướng, mất lòng tin, em sống buông thả mặc số phận. Ở tuổi em
không thể nhận ra được những sai lầm mà mình đang mắc phải vì vậy sự giáo dục, quan tâm của gia đình trong độ tuổi này là rất quan trọng.
Nhân viên công tác xã hội làm việc cùng với gia đình em H. Nhân viên xã hội cho gia đình biết rõ mức độ làm trái pháp luật của em H để gia đình nắm rõ tình trạng phạm tội, mức độ xử phạt của pháp luật đối với trường hợp của em. Sau đó nhân viên xã hội cần nêu và giải thích những nguyên nhân cơ bản làm trái pháp luật của em H. Nhấn mạnh vai trò của gia đình trong quá trình giáo dục dạy dỗ con cái, sự thiếu trách nhiệm, quan tâm, chăm sóc của gia đình đối với em. Từ đó nhân viên xã hội giúp gia đình nâng cao vai trò, trách nhiệm của mình đối với con cái. Để quá trình gặp gỡ giữa gia đình em H và em H thuận lợi nhân viên xã hội cũng đóng vai trò là người tư vấn cho gia đình em H về đặc điển tâm lý của trẻ em lứa tuổi này cũng như đặc điểm tâm lý khác thường của trẻ em làm trái pháp luật, trang bị những kĩ năng cần thiết cho một buổi gặp gỡ vì tâm lý em H đang trong tình trạng khủng hoảng, không muốn tiếp xúc, nói chuyện với bất kì ai. Gia đình có thêm chút kiến thức về tâm lý thì sự gặp gỡ, tiếp cận sẽ thuận lợi có thể giúp em vượt qua khủng hoảng thời kỳ này và bình tĩnh nhận ra những sai lầm của mình để sửa chữa.
- Đối với em H:
Nhân viên xã hội kết hợp cùng với cán bộ trại giam để giải quyết vấn đề của em H. Trong khoảng thởi gian đầu em H đang có những khủng hoảng về tâm lý, nhân viên xã hội cần kết hợp cùng với cán bộ trại giam theo dõi chặt chẽ tình trạng tâm lý của em H, tránh trường hợp em bất cần làm những việc gây nguy hại đến chính bản thân mình và những người xung quanh.
Bằng các phương pháp kĩ năng của mình nhân viên xã hội lắng nghe em H nói về hoàn cảnh gia đình mình, nguyên nhân dẫn đến hành vi làm trái pháp luật. Những mong muốn, nhu cầu của em ở hiện tại cũng như trong tương lai. Nhân viên xã hội tư vấn về một số chính sách pháp luật đối với người chưa thành niên phạm tội giúp em hiểu thêm về trường hợp của mình. Trong trường hợp cần thiết em sẽ tự bảo vệ được mình. Tư vấn về quyền lợi và nghĩa vụ khi em ở trường giáo dưỡng, nếu chấp hành tốt các quy định của pháp luật em sẽ được trả tự do trước thời gian quy định. Trong trại giáo dưỡng em sẽ được sinh hoạt các câu lạc bộ, được học nghề theo mong muốn của mình…Nhân viên xã hội không phải là người thúc trực em H hàng ngày vì vậy những biểu hiện về tâm lý cần được cán bộ trại giam ghi lại cẩn thận rồi trao đổi với nhân viên xã hội, để nhân viên xã hội có kế hoạch cho các buổi làm việc sau.
Trong quá trình trao đổi làm việc với cơ quan chức năng, gia đình em H cũng như em H mục đích chính của nhân viên xã hội là bảo vệ quyền lợi của em H, giúp em vượt qua khủng hoảng thời ký đầu, nhận thấy được những sai trái của mình, vững tin vào cuộc sống, sống lạc quan, yêu đời, có lòng tin vào tương lai, chấp hành tốt các quy định trong trại giáo dưỡng, sớm trở về với cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội.