Trên thế giới, Công tác xã hội đã được khẳng định là một ngành khoa học độc lập, có đối tượng nghiên cứu riêng, có hệ thống lý luận, phương pháp nghiên cứu riêng. Sự khẳng định này đã được thực tiễn kiểm nghiệm khi Công tác xã hội đã hướng tới giúp đỡ các đối tượng khó khăn trong cuộc sống, góp phần làm ổn định, tiến bộ xã hội. Sự hình thành và phát triển Công tác xã hội là một tất yếu khách quan, vừa thể hiện nhu cầu thiết yếu về nó trong xã hội hiện đại, đồng thời có mối quan hệ chặt chẽ với điều kiện kinh tế xã hội, chính trị và văn hóa xã hội. Vì vậy, trong quá trình vận động với tư cách là một khoa học và một hoạt động thực tiễn, ở những thời điểm khác nhau, những quốc gia khác nhau, có những quan niệm khác nhau về Công tác xã hội. Hiện nay, Công tác xã hội có sự phát triển rộng khắp thế giới, với những xuất phát điểm, điều kiện lịch sử cụ thể, nền tảng văn hóa, mục đích và bản chất chế xã hội có sự khác biệt nhất định, do đó xuất hiện nhiều quan điểm, trường phái khác nhau khi nghiên cứu khoa học và nghề chuyên môn Công tác xã hội
- Năm 1970, Hiệp hội quốc gia nhân viên Công tác xã hội- NASW ( Hoa kỳ ) định nghĩa: Công tác xã hội là hoạt động mang tính chuyên môn nhằm giúp đỡ những cá nhân, các nhóm, cộng đồng tăng cường hoặc khôi phục năng lực thực hiện chức năng xã hội của họ và tạo ra những điều kiện thích hợp nhằm đạt được mục tiêu ấy.
- Năm 2000, tại Đại hội Montreal, Liên đoàn Công tác xã hội chuyên nghiệp quốc tế đã phát triển định nghĩa Công tác xã hội theo hướng tiếp cận mới: Công tác xã hội chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã hội, thúc đẩy việc giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ con người và tăng cường quyền lực và giải phóng người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái và dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, Công tác xã hội can thiệp ở các điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng xã hội là nguyên tắc căn bản của nghề Công tác xã hội.
- Định nghĩa về Công tác xã hội của Philippin: Công tác xã hội là một nghề chuyên môn, thông qua các dịch vụ xã hội nhằm phục hồi, tăng cường mối quan hệ qua lại giữa cá nhân và môi trường vì nền an sinh của cá nhân và toàn xã hội.
- Năm 2004, Liên đoàn Công tác xã hội chuyên nghiệp quốc tế họp ở Canada đã thảo luận, bổ xung và đưa ra định nghĩa: Công tác xã hội là hoạt động chuyên nghiệp nhằm tạo ra sự thay đổi, bằng sự tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề xã hội vào quá trình tăng cường năng lực và giải phóng tiềm năng của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng. Công tác xã hội đã giúp cho con người phát triển đầy đủ và hài hòa hơn và đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người dân.
- Từ việc nghiên cứu sự hình thành và phát triển của Công tác xã hội; từ các quan niệm, các định nghĩa được trình bày với nhiều cách tiếp cận khác nhau,
theo tác giả Lê Văn Phú – Tác giả cuốn sách Công Tác Xã Hội, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2004 thì có thể đưa ra một định nghĩa chung mang
hai khía cạnh nội dung như sau:
+ Công tác xã hội là sự vận dụng lí thuyết khoa học về hành vi con người và
hệ thống xã hội nhằm khôi phục lại các chức năng xã hội, và thúc đẩy sự thay đổi liên quan đến vị trí, địa lí, vai trò của cá nhân, nhóm, cộng đồng người yếu thế nhằm tiến tới sự bình đẳng và tiến bộ xã hội.
+ Công tác xã hội còn là một dịch vụ đã chuyên môn hóa, góp phần giải quyết những vấn đề xã hội liên quan đến con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu căn bản của cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội; mặt khác, góp phần giúp cá nhân tự nhận thức về vị trí, vai trò của chính mình.