tự do… Các chính sách xã hội, các nội dung tuyên truyền, giáo dục Công tác xã hội đã kịp thời được triển khai theo hướng các giải pháp hỗ trợ như: Chương trình xóa đói giảm nghèo, Công ước về quyền trẻ em, cứu trợ xã hội… Trong mạng lưới Công tác xã hội không thể không kể đến hoạt động của các Tổ chức phi chính phủ ( INGO ) như: Quỹ nhi đồng của Anh, tổ chức Radda Barnen của Thụy Điển, Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc… Các hỗ trợ mang tính nhân đạo cũng như hành động cụ thể của họ góp phần vào xây dựng cơ sở lí luận và các phương pháp thực hành Công tác xã hội, đặc biệt với đối tượng là trẻ em.
Tuy nhiên ở nước ta do Công tác xã hội mới chỉ đang trên đà hình thành và phát triển nên hiệu quả hoạt động trong việc trợ giúp các đối tượng yếu thế đặc biệt là đối với trẻ em làm trái pháp luật chưa cao. Trên thực tế thì có rất ít các vụ việc Công tác xã hội tham gia trợ giúp. Các trung tâm trợ giúp được mở ra nhiều nhưng không phải em nào cũng có thể được phục vụ vì chi phí khá cao hoặc các em không biết đến các địa chỉ này.
1.1.6. Những kĩ năng của Nhân viên Công tác xã hội khi trợ giúp trẻ emlàm trái pháp luật làm trái pháp luật
Kĩ năng giao tiếp, thu thập thông tin, tìm hiểu nguyên nhân. Trong nhóm kĩ năng này được chia ra làm các kĩ năng cụ thể sau:
Lắng nghe :
- Nhân viên công tác xã hội lắng nghe các em nói về chính bản thân mình như về hoàn cảnh gia đình, điều kiện sống và những nguyên nhân đã đẩy các em vào con đường vi phạm pháp luật. Khi nhân viên xã hội chăm chú
lắng nghe và có những cử chỉ đáp lại sẽ làm cho các em thấy mình được tôn trọng, khuyến khích các em nói ra sự thật và những mong muốn của chính các em. Ngoài lắng nghe các em nói nhân viên xã hội còn phải tìm hiểu những thông tin qua gia đình, nhóm bạn bè, thầy cô giáo, hàng xóm… Để có thông tin đầy đủ và chính xác nhất. Từ đó đề ra hướng giải quyết giúp đỡ các em đạt hiệu quả.
- Trong quá trình lắng nghe người cán bộ xã hội luôn luôn tạo mối quan hệ thân thiện , cảm hóa được các em, muốn vậy trong quá trình tiếp xúc nói chuyện với các em người nhân viên xã hội phải chú ý:
+ Luôn tỏ ra khách quan thông cảm yêu thương.
+ Sử dụng ngôn ngữ, cách diễn đạt, ánh mắt trong giao tiếp để các em thấy rõ sự quan tâm, đặc biệt là trong cách đặt câu hỏi.
+ Phải tạo bầu không khí dễ chịu gần gũi.
Quan sát:
Là phương pháp thu thập thông tin bằng cách tri giác trực tiếp về đối tượng
mà đây chính là các em làm trái pháp luật. Trong quá trình giao tiếp phải chú ý quan sát tất cả những hành vi của các em. Đặc biệt là nhứng cử chỉ không bằng lới, cụ thể là quan sát những biểu hiện như nét mặt cử chỉ, chân tay, điệu bộ. Vì khi các em làm trái pháp luật hay nói dối quanh co, ít nói thật trong lần tiếp xúc, gặp gỡ đầu tiên.
Phỏng vấn :
Là phương pháp thu thập thông tin qua hoạt động hỏi và đáp. Để quá trình phỏng vấn đạt hiệu quả, nhân xã hội cần chú ý:
+ Trong cách đặt câu hỏi: Câu hỏi phải rõ ràng, cụ thể, tường minh, phù hợp với lứa tuổi và hoàn cảnh của từng em.
+ Chú ý nghệ thuật khơi gợi khích lệ biết động viên an ủi, tạo niềm tin cho các em để các em nói thật về hoàn cảnh gia đình, những nguyên nhân và điều kiện dẫn đến phạm pháp.
+ Chú ý lựa chọn thời điểm phỏng vấn cho phù hợp. không được phỏng vấn nơi đông người, tốc độ phỏng vấn phải phù hợp, trong phỏng vấn phải cởi mở, nhẹ nhàng, phải nhiệt tình, nhiều kinh nghiệm, trong nhiều trường hợp phải có sự phù hợp về giới.
Phân tích sàng lọc :
Quá trình giao tiếp láng nghe đồng thời cũng là quá trình phối kết hợp với các thao tác, kĩ năng quan sát phỏng vấn, phân tích, sang lọc. Kĩ năng này nhằm giúp các em nhận thức rõ đúng sai hành vi của mình, mặt khác cũng thấy được những nguyên nhân và điều kiện căn bản mà tác động dẫn tới các em có hành vi làm trái pháp luật. Đồng thời thông qua đó người cán bộ xã hội hiểu đúng về tâm tư nguyện vọng của các em và có hướng giải quyết đúng đắn phù hợp. Trong quá trình thu thập thông tin người cán bộ phải tỏ ra thông cảm, chia sè, giúp đỡ.
Kĩ năng tham vấn, giúp đỡ.
- Theo Tập bài giảng Tham vấn của TS. Nguyễn Mai Hồng và ThS. Phạm Văn Tư - GV Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội thì Tham vấn là quá trình tương tác giữa nhà tham vấn ( người có chuyên môn, kĩ năng, người có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp ) và thân chủ ( là người có khó khă trong cuộc sống cần được giúp đỡ ) thông qua sự trao đổi, chia sẻ thân mật, chân tình ( dựa trên nguyên tắc đạo đức và mối quan hệ nghề nghiệp ) giúp thân chủ hiểu và chấp nhận thực tế của mình, tự tìm thấy tiềm năng của bản thân để giải quyết vấn đề của chính mình.
Đối với trẻ em làm trái pháp luật mặc dù các em có hành vi phạm tội song nguyên nhân và tính chất nguy hiểm mà các em gây nên cho người khác với
người lớn. Vì vậy mục đích của người các Nhân viên Công tác xã hội không phải là xét hỏi, ép buộc các em mà là tìm hiểu, thông cảm và có trách nghiệm hướng dẫn giáo dục giúp đỡ các em.
- Các bước tham vấn giúp đỡ các em.
Cung cấp thông tin cần thiết cho các em hoặc gia đình về những vấn đề có liên quan.
Giúp đỡ các em và gia đình có những giải pháp phù hợp. Hướng dẫn các em và gia đình thực hiện.
Thường xuyên thăm hỏi, tạo điều kiện cho các em được vui chơi, giao lưu giải trí.
Phối hợp chặt chẽ với các nhà chuyên môn, các tố chức đoàn thể xã hội tạo điều kiện giúp đỡ.
- Quá trình tham vấn chia thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn bắt đầu:
Tạo được mối quan hệ thân thiện với các em. Tiến hành thu thập thông tin xác định vấn đề. Phân tích sàng lọc mong đợi của các em. Cùng chia sẻ giúp đỡ.
Giai đoạn giữa:
Tiến hành cung cấp thông tin cho các em và gia đình. Giúp các em và gia đình chọn lọc đánh giá giải pháp. Hướng dẫn các em và gia đình thực hiện.
Phối kết hợp với các nhà chuyên môn. Tiếp xúc thăm hỏi tại gia đình.
Ghi hồ sơ theo dõi. Giai đoạn kết thúc:
Khóa hồ sơ.
- Nguyên tắc: Trong quá trình tham vấn người cán bộ xã hội phải chú ý:
o Tạo không khí thân tình, thân thiện, cởi mở khi gặp thân chủ, người cán bộ xã hội phải chú ý các cử chỉ lời nói, ánh mắt…
o Nếu không quen biết phải giới thiệu mình là ai, tại sao có mặt ở đây.
o Tham vấn trao đổi phải được thực hiện ở nơi yên tĩnh, bắt đầu bằng những câu hỏi đơn giản tình cảm.
o Không nên ghi chép trực tiếp. Nếu có ghi phải nói rõ lý do. Từ ngữ phải dễ hiểu phù hợp với trình độ của các em, luôn luôn chú ý an ủi động viên các em.
Kĩ năng truyền thông vận động, tổ chức hoạt động nhóm
- Trong quá trình các em sống, học tập và làm việc tại trại giáo dưỡng thì nhân viên xã hội cùng cán bộ trại giáo dưỡng tổ chức các câu lạc bộ, các nhóm sinh hoạt theo hàng quý, hàng tháng. Tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể theo chủ đề, tổ chức các cuộc thi nhằm nâng cao tinh thần tập thể, tinh thần trách nhiệm, chia sẻ, giúp đỡ nhau vượt qua những khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống công việc. Thông qua các buổi sinh hoạt làm việc nhóm nhân viên xã hội lồng ghép vào trong đó kiến thức về pháp luật, kí năng giao tiếp với người lớn tuổi, bạn bè, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân. Những trải nghiệm, bài học từ thực tế cuộc sống sẽ giúp các em có thêm những kinh nghiệm về xã hội bên ngoài. Vận động các em tham gia vào phong trào xây dựng nếp sống văn minh ngay trong trại giáo dưỡng, chấp hành những quy định mà trại giáo dưỡng đặt ra, hăng hái học tập và làm việc tăng gia sản xuất.
- Đối với các em đang sống và học tập trong trường học nhân viên xã hội phối hợp cùng với thầy cô giáo và chính quyền địa phương tổ chức tuyên
truyền vận động các em tham gia vào các câu lạc bộ. Chọn các em có năng lực, lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao với công việc làm nòng cốt và chính các em sẽ là người tiên phong đi tuyên truyền vận động các em khác tham gia sinh hoạt các câu lạc bộ do trường tổ chức. Chính các hoạt động trên sẽ định hướng cho các em có tinh thần trách nhiệm với tập thể hơn.
Kĩ năng huy động các nguồn lực.
Trợ giúp trẻ em làm trái pháp luật là trách nhiệm của toàn xã hội, nhân viên xã hội chính người huy động tất cả các nguồn lực để trợ giúp các em. Nguồn lực đầu tiên trong quá trình trợ giúp các em chính là từ phía gia đình, bạn bè và những người xung quanh. Nguồn lực từ trại giáo dưỡng như cán bộ trại giam, thầy cô, bạn bè trong tại giáo dưỡng. Nguồn lực từ nhà nước, các cơ sở kinh doanh, cơ sở dạy nghề. Nguồn lực từ chính quyền địa phương khi em quay trở về cộng đồng. Nhân viên xã hội sẽ sử dụng các kĩ năng, phương pháp huy động tối đa các nguồn lực để trợ giúp các em làm trài pháp luật.
Kĩ năng giúp đỡ các em tái hòa nhập cộng đồng.
Sau một thời gian sống trong trại giáo dưỡng việc trở về cộng là một rào cản lớn, các em phải đối mặt với nhiều thử thách. Đầu tiên là môi trường sống, không ít em sau khi trở về cộng đồng đã quay trở về con đường cũ, một phần các em bị bạn bè xấu lôi kéo rủ rê, một phần vì thái độ của cộng đồng nơi em sống có định kiến về những sai lầm trước đây, một phần vì em mặc cảm tự ti với hành động trước đó của mình. Để các em vượt qua những rào cản này ngay khi còn ở trong trại giáo dưỡng nhân viên xã hội giúp các em chuẩn bị tốt về mặt tâm lý, những thử thách mà các em phải trải qua. Phối hợp cùng gia đình và chính quyền địa phương tạo môi trường mới trong sạch, lành mạnh tránh xa bạn bè xấu tạo mối quan hệ với bạn bè tốt để giúp đỡ các em có đủ nghị lực vượt qua cám dỗ cuộc sống.