- Những điều kiện thuận lợ
3.2.2.1. Những định hướng về chính sách, pháp luật
Để có những biện pháp cụ thể và thiết thực giảm tình trạng trẻ em làm trái pháp luật thì đối với từng cá nhân, đơn vị đoàn thể cũng như toàn xã hội phải có trách nhiệm, có cái nhìn toàn diện về vấn đề này. Các cơ quan chức năng, cơ quan công an, đoàn thể không chỉ dừng lại ở phạm vi của những biện pháp thực tiễn mà còn phải tổng kết và phân tích một cách khoa học trên tất cả các bình diện lý thuyết. Hơn nữa cần phải có hệ thống chính sách xã hội đồng bộ, kịp thời. Cần xây dựng hệ thống chính sách ở tầm rộng hơn
trong đó mỗi hệ thống hàm chứa nhiều chính sách và giải pháp ở phạm vi hẹp và cụ thể hơn.
Thứ nhất: Hệ thống chính sách, pháp luật định hướng vào cơ sở kinh tế-
xã hội của xã hội nhằm ngăn chặn tận gốc rễ các loại tội phạm, loại bỏ những nguyên nhân và điều kiện nảy sinh tội phạm. Điều này gắn liền với các giải pháp nhằm điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế, tăng cường công tác đấu tranh chống đói nghèo, tạo cơ sở kinh tế - xã hội bình đẳng để mỗi người lao động có điều kiện làm việc và hưởng thụ những thành quả lao động của mình, những chính sách nhằm củng cố các mối quan hệ xã hội, củng cố sự ổn định gia đình và xã hội.
Thứ hai: Hệ thống các chính sách, pháp luật hướng vào xây dựng các
chuẩn mực xã hội và sự định hướng giá trị lành mạnh. Đó là các chính sách xã hội nhằm phát huy và thừa kế các phẩm chất đạo đức truyền thống, phát huy và sáng tạo những giá trị cao đẹp của nhân loại trong lối sống để xây dựng những nguyên tắc mới trong mối quan hệ giữa con người với con người. Các chính sách nhằm củng cố vai trò điều chỉnh của pháp luật, tăng cường các biện pháp giáo dục tư tưởng, nâng cao ý thức tự giác của mọi người trong việc tuân thủ các chuẩn mực mới, phê phán và lên án những hành vi sai lệch.
Thứ ba: Những chính sách, chế tài pháp luật hướng trực tiếp vào việc tấn
công tội phạm, xây dựng hệ thống tổ chức điều hành và quản lý có hiệu lực để kiểm tra, khám phá và loại trừ tội phạm. Căn cứ vào từng sai lệch và tội phạm, đối tượng cá nhân, băng nhóm hoặc những tổ chức cụ thể, chúng ta có thể phân tích và tìm ra những nguyên nhân giải pháp tương ứng.
Các chính sách, quy định của pháp luật ngăn chặn tội phạm mặc dù có thể được ban hành dưới nhiều hình thức, hướng vào các lĩnh vực và đối tượng khác nhau nhưng bao giờ cũng cần được đặt trong mối quan hệ thống nhất,
bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau. Tuỳ vào điều kiện xã hội cụ thể mà những chính sách biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm trong từng nơi và từng thời điểm có thể khác nhau, nhưng những mục tiêu cơ bản của nó dường như không bao giờ thay đổi. Đó là những định hướng vào những bản chất tốt đẹpcủa con người và xét đến cùng chính là sự phản ánh bản chất tốt đẹp và nhân đạo của một chế độ xã hội.