Thứ chín, luận văn đã đề xuất 3 nhóm giải pháp chính nhằm phát huy những mặt tích cực đã đặt được và hạn chế

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng nhằm xóa đói giảm nghèo ở huyện hương thủy tỉnh thừa thiên huế (Trang 115 - 120)

nhằm phát huy những mặt tích cực đã đặt được và hạn chế những bất cập còn tồn tại nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả, vai trò của tín dụng trong việc xóa đói giảm nghèo ở huyện Hương Thủy, đó là:

+ Nhóm giải pháp đa dạng và tăng nguồn vốn vay cho xóa đói giảm nghèo;

+ Nhóm giải pháp hỗ trợ các hộ nghèo trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng;

+ Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiểu quả sử dụng vốn tín dụng của các hộ nghèo vay vốn.

2. KIẾN NGHỊ

Xuất phát từ những bất cập, tồn tại trong hoạt động tín dụng nhằm xóa đói giảm nghèo ở huyên Hương Thủy, chúng tôi có những kiến nghị sau đây.

- Tiếp tục tăng cường nguồn vốn ưu đãi cho xóa đói giảm nghèo thông qua việc tăng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước; cải thiện tốt hơn môi trường đầu tư nhằm thu hút vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài thông qua các chương trình, dự án.

- Tiếp tục chỉ đạo hệ thống các tổ chức tín dụng để đơn giản hơn nữa thủ tục cho vay, tăng thời hạn cho vay, nới lỏng điều kiện vay và giảm lãi suất đến mức thấp nhất có thể.

- Trên cơ sở ban hành chuẩn mực nghèo cho từng giai đoạn, cần chỉ đạo, giám sát chặt chẽ hơn để đảm bảo tính chính xác trong việc điều tra tỷ lệ nghèo đói ở từng vùng, địa phương.

2.2. Đối với các tổ chức tín dụng

- Phối hợp với UBND huyện, UBND các xã, các tổ chức đoàn hội chặt chẽ hơn trong việc triển khai các hoạt động cho hộ nghèo vay vốn và thu hồi vốn.

- Cần nắm bắt rõ đặc điểm của hộü nghèo, thực tế sản xuất kinh doanh của họ trong từng thời kỳ để có những điều chỉnh về thủ tục vay, thời hạn vay, mức vay, lãi suất vay, điều kiện vay... phù hợp.

- Tiếp tục đào tạo đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao hơn nữîa trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ý thức nghề nghiệp.

- Tăng cường công tác kiểm tra sử dụng vốn vay và đốc thúc thu hồi nợ.

2.3. Đối với UBND huyện Hương Thủy

- Ban hành các chính sách phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, từng vùng trong đó đặt mục tiêu xóa đói giảm nghèo lên hàng đầu.

chính sách ưu đãi cho người nghèo trong đó có chính sách tín dụng.

- Chỉ đạo việc thành lập quỹ tín dụng nhân nhân, các tổ chức tín dụng tương trợ theo làng xã nhằm thu hút vốn nhàn rỗi trong dân.

2.4. Đối với hộ nghèo vay vốn

- Phải nhận thức được rằng mình là một bộ phận của xã hội nên phải có trách nhiệm, nghĩa vụ đối với xã hội, không được ỷ lại, trong chờ vào sự giúp đỡ của Nhà nước mà trước hết là phải tự mình cứu lấy mình.

- Cần chủ động hơn trong việc tìm hiểu thông tin về các nguồn vốn tín dụng; chủ động trong việc lập các kế hoặch sản xuất kinh doanh và phương án sử dụng vốn vay mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

- Chủ động học hỏi, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm làm ăn thông qua các lớp tập huấn hoặc qua bạn bè, người thân; nhạy bén trong việc nắm bắt các cơ hội làm ăn cũng như tận dụng các chính sách hỗ trợ của nhà nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng nhằm xóa đói giảm nghèo ở huyện hương thủy tỉnh thừa thiên huế (Trang 115 - 120)