Sô ú giáo viên Giáo

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng nhằm xóa đói giảm nghèo ở huyện hương thủy tỉnh thừa thiên huế (Trang 43 - 47)

viên 963 972 9 100,93 - Tiểu học “ 477 450 -27 94,34 - Trung học cơ sở “ 331 362 31 109,37 - Phổ thông Trung học “ 155 160 5 103,23 4. Số học sinh Học sinh 22.318 22.253 -65 99,71 - Tiểu học “ 12.163 11.137 -1026 91,56 - Trung học cơ sở “ 7.261 8.416 1155 115,91

- Phổ thông Trung

học “ 2.894

2.700 -194 93,30

Nguồn: Phòng Giáo dục, niên giám thống kê huyện Hương Thủy, 2005

Hệ thống cơ sở giáo dục - đào tạo trong huyện từ nhà trẻ - mẫu giáo đến trường trung học phổ thông, trường dạy nghề được quan tâm đầu tư xây dựng liên tục trong những năm qua. Công tác xã hội hoá giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực. Nhân dân ngày càng quan tâm đầu tư nhiều hơn cho việc học hành của con em.

Số liệu trình bày ở Bảng 2.4 cho chúng ta thông tin cụ thể về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, số lượng học sinh của huyện Hương Thuỷ trong giai đoạn 2002 - 2004.

e. Y tế

Bảng số liệu 2.5 cho biết về tình hình cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ y tế trên địa bàn huyện Hương Thuỷ giai đoạn 2002 - 2004. Bảng 2.5: Cơ sở vật chất và cán bộ y tế huyện Hương Thuỷ giai đoạn 2002 - 2004 Chỉ tiêu ĐVT 2002 2004 So sánh 2004/2002 + , - % 1. Số cơ sở y tế Cơ sở 15 15 0 100,00 - Bệnh viện " 1 1 0 100,00 - Trạm y tế xã " 14 14 0 100,00 2. Số giường bệnh Giườ ng 140 142 + 2 101,43 - Bệnh viện " 80 80 0 100,00 - Trạm y tế xã " 60 62 + 2 103,33 3.Số cán bộ y tế Ngườ i 123 145 + 22 117,88

vạn dân i

Nguồn: Phòng thống kê huyện Hương Thủy, 2005

Đội ngũ cán bộ nhân viên y tế cũng được chú ý bổ sung, tăng cường thường xuyên. Hiện nay huyện có 145 cán bộ y tế, chủ yếu là ngành Y, chỉ có 9 cán bộ ngành dược nhưng chưa có dược sĩ trình độ đại học; bình quân mới có 15 cán bộ y tế (3,3 bác sĩ) phục vụ cho 1 vạn dân.

Về chất lượng hoạt động y tế, trong thời gian qua, ngành Y tế đã thực hiện tương đối tốt công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân; thực hiện tốt công tác phòng chống và giám sát dịch bệnh nên không có dịch lớn xảy ra, bảo đảm sức khoẻ cho cộng đồng.

2.1.6. Đặc điểm về mức sống dân cư và tình hình xã hội hội

Những thành tựu kinh tế - xã hội của huyện Hương Thuỷ trong quá trình đổi mới, nhất là 5 năm gần đây có ý nghĩa rất to lớn đối với một huyện mà nền sản xuất chủ yếu là nông nghiệp. Nhờ vậy, đời sống nhân dân đã được cải thiện rõ rệt, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng phát triển. GDP bình quân đầu người liên tục tăng lên, năm 2000 là 4,8 triệu đồng, tăng 1,9 lần so với năm1995, năm 2005 đạt khoảng 7,7 triệu đồng, tăng 1,6 lần so với năm 2000.

Kinh tế phát triển, các vấn đề xã hội cũng được quan tâm giải quyết tốt, nhất là thực hiện các chính sách ưu đãi đối với những người có công với nước, chính sách xoá đói giảm nghèo. Huyện đã thực hiện nhiều chương trình phát triển nông thôn như chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng gò đồi. Chi nhánh Kho bạc Hương Thuỷ và Ngân hàng phục vụ người nghèo nay là ngân hàng Chính sách xã hội hoạt động rất tích cực trong việc hổ trợ hộ nghèo vay vốn

để phát triển sản xuất. Tính chung 5 năm qua các cơ quan tín dụng, các tổ chức quốc tế đã cho vay hơn 150 tỉ đồng. Những cố gắng đó đã góp phần tích cực làm giảm tỉ lệ hộ nghèo từ 15,7% năm 2001 xuống còn 9,26% năm 2003 và năm 2005 là 16,97% (theo tiêu chuẩn mới) đã giúp cho Hương Thủy trở thành huyện có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất trong toàn tỉnh, chỉ sau thành phố Huế (9,18%).

Mức sống của người dân huyện Hương Thuỷ được cải thiện còn thể hiện ở các tiêu chí như đến nay toàn huyện có 94,6% số hộ dùng điện, 71% số hộ được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh - cao hơn trung bình toàn tỉnh, 90% gia đình có nhà ở bằng tường xây mái ngói, 95% số hộ có phương tiện nghe nhìn (70% có ti-vi); 100% trạm y tế có bác sĩ, 10/12 xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn phổ cập trung học cơ sở.

2.1.7. Tình hình đầu tư phát triển của huyện Hương Thuỷ

Khu vực miền Trung thuộc vùng có điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi cho sản xuất hàng hoá, nhất là sản xuất nông nghiệp. Là dãi đất hẹp, kém màu mỡ, khí hậu khắc nghiệt,... đã ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư phát triển kinh tế toàn vùng. Do đó, tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung, huyện Hương Thuỷ nói riêng trong một thời gian dài lâm vào cảnh khó khăn trong việc thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Những năm gần đây, được Chính phủ và tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng một số công trình cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng trên địa bàn huyện Hương Thuỷ nên đã có tác động mạnh trong việc cải thiện môi trường đầu tư phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và của huyện Hương Thuỷ nói riêng trong thời gian sắp đến.

ngân sách Nhà nước, chiếm tỉ trọng đến 81,97% (chưa tính

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng nhằm xóa đói giảm nghèo ở huyện hương thủy tỉnh thừa thiên huế (Trang 43 - 47)