Nhóm giải pháp nhằm giúp người nghèo sử dụng vốn vay có hiệu quả

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng nhằm xóa đói giảm nghèo ở huyện hương thủy tỉnh thừa thiên huế (Trang 110 - 113)

- Về phương thức điều hành, quản lý

4.2.3. Nhóm giải pháp nhằm giúp người nghèo sử dụng vốn vay có hiệu quả

vốn vay có hiệu quả

- Cho vay đúng đối tượng, việc xác định đúng đối tượng, xem xét những hộ nghèo thực sự có nhu cầu vay vốn để sản xuất hay không, nhu cầu vay bao nhiêu là vấn đề cốt lõi để đảm bảo đồng vốn được sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả.

- Các tổ chức tín dụng cần chú ý đáp ứng nhu cầu vay vốn kịp thời, đúng thời vụ, chù kỳ kinh doanh của các hộ nghèo. Việc chậm trễ hoặc không đúng thời vụ thường dẫn đến đối tượng vay vốn mất cơ hội kinh doanh, họ có thể sử dụng vốn sai mục đích như cho tiêu dùng, giữ vốn tại nhà không đưa vào sử dụng...Bên cạnh đó cần theo dõi, giám sát thường xuyên quá trình sử dụng vốn của các hộ nghèo.

- Đẩy mạnh các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, trợ giúp kiến thức khoa học, kỹ thuật, xây dựng kế hoạch và phương án sản xuất kinh doanh, thông tin thị trường, giải quyết khâu tiêu thụ, chế biến nông sản phẩm cho các hộ nông dân nói chung và hộ nghèo nói riêng. Tốt nhất là nên thực hiện miễn phí các chương trình này, hoặc phí rất thấp; bên cạnh đó cần làm cho hộ nghèo biết rõ việc nâng cao trình độ, kiến thức là mạng lại lợi ích cho họ. Vốn tín dụng chỉ thực sự có hiệu quả đối với người nghèo khi họ được kết hợp với nâng cao trình độ dân trí và chuyển giao kiến thức làm ăn, tiến bộ kỹ thuật.

- Khuyến khích việc xuất khẩu lao động cùng với các biện pháp tăng cường cho vay đối với người đi xuất khẩu lao động. Đây là hướng rất quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm.

- Có cơ chế xử lý rủi ro triệt để hơn cho người nghèo vay vốn khi gặp rủi ro bất khả kháng. Điều đó có nghĩa là khi người nghèo vay vốn gặp phải thiên tai nặng nề, ốm đau kéo dài, tai nạn lao động, thiệt hại về người...thì Chính phủ nên xóa nợ cho họ hoặc nên khoanh nợ, không phải trả lại khoản vay cũ và được vay tiếp khoản vay mới..., tạo điều kiện cho các đối tượng đó tiếp tục vươn lên.

- Nâng cao mức vốn vay nhằm đáp ứng nhu cầu vay phát triển quy mô lớn và đầu tư, nâng cấp trang thiết bị kỹ thuật hiện nay của hộ nghèo, đặc biệt đối với các hộ thuộc khu vực phát triển như vùng đồng bằng, vùng ven thành phố, đô thị.

- Tăng cường cho vay dài hạn trên 5 năm để tạo điều kiện cho người vay vốn yên tâm có vốn đầu tư dài hạn và phát

triển bền vững, nhất là đối với hộ lâm nghiệp, hộ nông dân trung bình và hộ nghèo.

- Vì NHCSXH có nguồn vốn ít, đối tượng chính sách nhiều, vì vậy cần kết hợp chặt chẽ với chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong nông thôn trong việc xác định các đối tượng chính sách cho đúng, hết sức tránh hiện tượng cho vay không đúng đối tượng, không công bằng làm nảy sinh những mâu thuẫn, so bì; cho vay theo nhu cầu cần vốn thực sự của các đối tượng, không nên cho vay bình quân tất cả các hộ nghèo, dẫn đến tình trạng một số hộ nghèo vốn không nhằm mục đích sản xuất kinh doanh, làm cho họ trở thành con nợ.

- Đối với các hộ nghèo, cần tăng cường cho vay theo mô

hình tổ nhóm “tín dụng tiết kiệm”, kết hợp chặt chẽ với các

tổ chức đoàn thể trong nông thôn như Hội Nông dân, Hội phụ nữ.. trong việc kiểm tra giám sát việc cho vay, sử dụng vốn vay cũng như việc trả nợ, nhằm giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tài chính nông thôn.

- Cần gắn kết tín dụng với tiết kiệm. Tín dụng và tiết kiệm có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tín dụng được sử dụng vào các khoản đầu tư hiện tại và được hoàn trả trong tương lai. Ngược lại, tiết kiệm nhằm tích lũy tài sản hôm nay để đầu tư trong tường lai. Việc gắn kết tín dụng với tiết kiệm nhằm giúp cho khách hàng dần tạo ra thu nhập cho chính bản thân họ và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng nhằm xóa đói giảm nghèo ở huyện hương thủy tỉnh thừa thiên huế (Trang 110 - 113)