Khái quát về các tổ chức tín dụng cho hộ nghèo vay vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng nhằm xóa đói giảm nghèo ở huyện hương thủy tỉnh thừa thiên huế (Trang 64 - 70)

2. Phân theo nguồn vốn

3.2.1. Khái quát về các tổ chức tín dụng cho hộ nghèo vay vốn

HƯƠNG THỦY

3.2.1. Khái quát về các tổ chức tín dụng cho hộ nghèo vay vốn vay vốn

Thị trường vốn tín dụng trong nông nghiệp, nông thôn nói chung và hộ nghèo nói riêng hiện nay khá đa dạng và phong phú cả về quy mô lẫn tính chất hoạt động.

Qua quá trình điều tra, khảo sát thực tế chúng tôi nhận thấy nguồn vốn vay của các hộ nghèo là từ 3 loại hình tổ chức tài chính sau:

- Những tổ chức tài chính chính thức như: Ngân hàng NN&PTNT, Ngân hàng CSXH huyện Hương Thủy.

- Những tổ chức tài chính bán chính thức như: Dự án Oxfam, dự án Việt - Bỉ, dự án NAP, dự án Italia, chương trình 120,...

- Những tổ chức tài chính phi chính thức như: Gia đình, bạn bè, thương nhân...

nghèo, sự khác biệt này xuất phát từ đặc điểm, phương thức hoạt động của các tổ chức, cá nhân đó.

* Ngân hàng NN&PTNT

Ngân hàng NN&PTNT huyện Hương Thủy được thành lập ngày 01/8/1998 theo Nghị định số 53 của Thủ tướng Chính phủ.

Ngân hàng NN&PTNT có chức năng của một ngân hàng thương mại chuyên doanh trong khu vực nông nghiệp nông thôn.

Đối tượng cho vay của ngân hàng là doanh nghiệp, tập thể, hộ sản xuất, trong đó hộ sản xuất có phần trăm dư nợ là lớn nhất (trên 60%, năm 2005).

Phương thức cho vay theo hai hình thức:

+ Cho vay là trực tiếp (doanh nghiệp, hộ nông dân đến phòng

giao dịch vay vốn), phương thức này là chủ yếu, chiếm gần 90%

dư nợ.

+ Cho vay gián tiếp (theo tổ, nhóm thông qua các tổ chức hội,

đoàn thể xã), phương thức này hiện nay ít được sử dụng và

chỉ chiếm khoảng 10% dư nợ của ngân hàng.

Thời hạn cho vay chủ yếu là ngắn hạn nhưng trong những năm gần đây thời hạn cho vay trung và dài hạn tăng dần, hiện nay chiếm gần 50% dư nợ.

Mức vốn vay/lần lớn từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng nhưng phải có tài sản thế chấp, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ cho vay tín chấp thông qua các tổ chức đoàn hội, nhưng hình thức này hiện nay không phổ biến. Lãi suất được điều tiết theo cơ chế thị trường và nhà nước, hiện nay là 1,03%/tháng đối với vay ngắn hạn và 1,18%/tháng đối với vay trung hạn [30].

* Ngân hàng CSXH

Ngân hàng phục vụ người nghèo được ra đời vào năm 1995, sau thời gian hoạt động 7 năm được đổi tên thành Ngân hàng

CSXH theo quyết định số 131/2002/QĐ - TTg ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ.

Chức năng của Ngân hàng CSXH là tạo ra kênh tín dụng dành cho các đối tượng là hộ nghèo với lãi suất ưu đãi nhằm tạo công ăn việc làm, phát triển kinh tế hộ để thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Như vậy, chức năng của Ngân hàng CSXH là hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì mục tiêu xã hội trên cơ sở bảo toàn vốn ban đầu, phát triển vốn và bù đắp chi phí.

Đối tượng cho vay của ngân hàng là các đối tượng chính sách, trong đó trên 60% dư nợ là cho hộ nghèo, phần còn lại cho các đối tượng chính sách khác như học sinh, sinh viên, cho vay giải quyết việc làm...

Phương thức cho vay là không cần thế chấp tài sản, chủ yếu là cho vay gián tiếp (tín chấp) thông qua các tổ chức đoàn hội trong xã như hội Phụ nữ, hội Nông dân, hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên.

Thời hạn cho vay chủ yếu là trung và dài hạn, chiếm trên 80% dư nợ của ngân hàng.

Mức vốn vay mỗi lần nhỏ, từ 4- 5 triệu đồng, tối đa là 7 triệu đồng. Lãi suất cho vay là lãi suất ưu đãi theo sự điều tiết của nhà nước, bằng khoảng 40 - 50% lãi suất ngân hàng thương mại, hiện nay là 0,5%/tháng [32].

* Các tổ chức bán chính thức

Mục đích chung các tổ chức tài chính bán chính thức là xây dựng các chương trình tài chính vi mô hiệu quả và bền vững thông qua các tổ chức đoàn hội để cung cấp vốn cho các hộ nghèo nhằm cải thiện mức sống của họ thông qua các hoạt động phát triển kinh tế hộ gia đình. Trong thời gian qua có thể nói

phương thức điều hành, quản lý linh hoạt trên cơ sở xoay vòng nguồn vốn tại chổ nhằm mục đích bảo toàn vốn, cung cấp vốn cho nhiều hộ nghèo. Bên cạnh đó, các chương trình dự án này còn mở các lớp tấp huấn cho các hộ nghèo về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, lập kế hoặch kinh doanh... nên những tác động nó mang lại là rất to lớn trong công tác xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.

- Dự án Việt - Bỉ

Chương trình dự án Việt - Bỉ được ra đời vào năm 1999, mục đích của chương trình này là nâng cao năng lực thể chế của hội phụ nữ, cung cấp vốn cho hộ nghèo là thành viên hội phụ nữ để cải thiện mức sống của họ thông qua việc phát triết kinh tế hộ gia đình.

Nguồn vốn ban đầu được cấp cho mỗi xã là 130 triệu đồng, hiện nay ở huyện Hương Thủy có 3 xã được nhận nguồn vốn này là Thủy Phù, Thủy Phương và Thủy Vân.

Phương thức hoạt động trên cơ sở quay vòng nguồn vốn, mức vay vốn ban đầu/hộ là 500 ngàn đồng, hiện nay tăng lên trên 1 triệu đồng/hộ.

Thời hạn một chu kỳ vay là 12 tháng, với lãi suất 1%/tháng, hộ vay vốn phải hoàn trả lãi và vốn vay theo tháng, có nghĩa là bắt đầu từ tháng thứ 2 sau khi nhận vốn hộ phải trả vốn và lãi vay bằng 1/12 vốn vay ban đầu và lãi phải trả trong vòng 12 tháng.

Như vậy, với phương thức hoạt động này nguồn vốn ban đầu được đảm bảo và liên tục tăng lên nên số hộ được vay vốn cũng liên tục tăng lên [32].

- Dự án Oxfam

Dự án Oxfam có mục đích, tôn chỉ hoạt động giống dự án Việt - Bỉ, đối tượng cho vay vốn của nó là những hộ nghèo là thành viên Hội phụ nữ.

Với số vốn ban đầu là 200 triệu, thông qua gần 10 năm hoạt động số vốn hiện có của dự án Oxfam bây giờ là khoảng trên 600 triệu. Hiện này có 3 xã ở huyện Hương Thủy nhận được sự hộ trợ của dự án này là Thủy Châu, Thủy Phương và Thủy Tân.

Phương thức hoạt động của nó cũng trên cơ sở quay vòng, bảo toàn và phát triển nguồn vốn ban đầu. Mức vốn vay ban đầu của hộ là 1 triệu đồng, với lãi suất 1%/tháng, thời gian một chu kỳ vay vốn là 12 tháng. Đây là một dự án nguồn vốn được quản lý rất chặt chẽ thông qua việc hộ vay vốn phải trả cả vốn lẫn lãi theo tuần [30].

- Dự án NAP

Dự án NAP có mục đích, tôn chỉ hoạt động giống các dự án trên đó là nâng cao mức sống hộ nghèo thông qua việc cho vay vốn với lãi suất ưu đãi để hộ nghèo tạo thêm công ăn việc làm, phát triển kinh tế nông hộ. Tuy nhiên, đối tượng phục vụ của dự án NAP không chỉ thông qua Hội phụ nữ để cho phụ nữ nghèo vay vốn mà con thông qua cả Hội nông dân. Như vậy, có nghĩa rằng đối tượng cho vay của NAP là những hộ nghèo.

Số vốn ban đầu của dự án NAP là 320 triệu đồng, sau gần 15 năm hoạt động số vốn cho vay của NAP bây giờ là gần 600 triệu đồng.

Với lãi suất là 1%/tháng, thời gian của một chu kỳ cho vay là 18 tháng, và cứ sau 9 tháng hộ vay vốn phải nộp 1/2 tổng số tiền vay và lãi vay.

Hiện nay ở huyện Hương Thủy có 8 xã và thị trấn được nhận nguồn vốn ưu đãi này là Thủy Phù, Thủy Tân, Thủy Lương,

thị trấn Phú Bài, Thủy Châu, Thủy Bằng, Thủy Phương và Thủy Thanh [32].

- Dự án Italia

Dự án này mới đi vào hoạt động vào năm 2000, với mức vốn ban đầu là 60 triệu động cho 60 hộ nghèo vay với mức lãi suất là 0,7%/tháng. Thời hạn một chu kỳ vay vốn là 24 tháng và cứ 5 tháng một lần hộ vay vốn phải trả 1/4 tổng số tiền vay và lãi vay.

Hiện nay ở Hương Thủy chỉ có duy nhất một xã được nhận nguồn vốn này là xã Phú Sơn [32].

* Các tổ chức, cá nhân phi chính thức

Các tổ chức, cá nhân phi chính thức là những người thân, bạn bè hoặc thương nhân... cho các hộ nghèo vay vốn lúc cần thiết.

Nguồn vốn vay từ các cá nhân này có những đặc thù khác biệt so với các tổ chức tài chính trên và không chịu sự quản lý, kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động tín dụng.

Trong thực tế tại địa phương, các tổ chức tài chính phí chính thức trước đây hoạt động khá mạnh, nhưng do thời gian gần đây thị trường tín dụng ngày càng đa dạng, phong phú và có nhiều ưu đãi nên hình thức tín dụng này hiện nay không còn phổ biến nữa. Hoạt động của loại tổ chức này thường có những luật lệ riêng và được khép kín trong giớïi hạn những người tham gia. Những luật lệ riêng đó không được bảo đảm bằng sự bảo hộ của luật pháp mà nó chỉ được bảo đảm bằng sự tín nhiệm cá nhân hoặc bằng sự cầm cố tài sản hoặc theo luật “rừng”. Có khá nhiều đối tượng với các thành phần khác nhau tham gia cho vay theo kiểu này. Có thể cho vay không lãi (bà con, anh em, bạn bè) hoặc cho vay nặng lãi (thương nhân) v.v... Tuy rằng hoạt

động của nó chưa được pháp luật thừa nhận, nhưng công bằng mà xét thì ít nhiều loại hình tín dụng này cũng tham gia giải quyết một phần nhu cầu về vốn đầu tư và tiêu dùng cho hộ nghèo khi cần vốn.

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng nhằm xóa đói giảm nghèo ở huyện hương thủy tỉnh thừa thiên huế (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w