2. Phân theo nguồn vốn
3.4.2. Đánh giá của hộ nghèo về việc tiếp cận vốn tín dụng
các tổ chức tín dụng chính thống vẫn giữ vai trò quan trọng nhất đối thị trường tín dụng ở nông thôn nói chung và cho hộ nghèo nói riêng. Trong doanh số vay từ tổ chức này thì Ngân hàng CSXH chiếm đến 75,52% và NH NN&PTNT là 24,48% (trong tổng
số 90 hộ điều tra thì có 25 hộ vay từ NH NN&PTNT, mức vay bình quân mỗi hộ là khoảng 7,7 triệu đồng, hộ vay ít nhất là 1 triệu đồng và hộ vay nhiều nhất là 12 triệu đồng). Điều này
được giải thích là Ngân hàng CSXH có lãi suất ưu đãi và không cần thế chấp khi vay vốn nên hộ nghèo dễ tiếp cận với nguồn vốn này hơn so với vay từ Ngân hàng NN&PTNT . Chúng tôi sẽ đề cập vấn đề này ở những nội dung sau.
Vốn vay từ các tổ chức bán chính thức chiểm tỷ lệ 6,2%, nếu so với tổ chức chính thức thì ít hơn nhiều. Điều này được giải thích bởi đây nguồn tín dụng do các tổ chức, dự án nước ngoài tài trợ, nó mới có trong thời gian gần đây và chỉ mang tính hỗ trợ một phần nào đó mà thôi, còn trách nhiệm hỗ trợ vốn để xóa đói giảm nghèo vẫn là trọng trách của Chính phủ Việt Nam.
Vốn vay từ tổ chức phi chính thức chiểm tỷ lệ 4,6%. Trong thực tế sản xuất kinh doanh các hộ nghèo vẫn thường vay vốn từ anh em, người thân, bạn bè của mình nếu có thể (nguồn vay
này chiếm tỷ lệ 78% trong tổng vốn vay). 22% còn lại là các hộ
nghèo vay nóng với lãi suất cao của các thương nhân nhằm giải quyết nhu cầu vốn trong những lúc cấp bách như ốm đau, bệnh tật hoặc là khi cần vốn trong thời gian ngắn nhất.
3.4.2. Đánh giá của hộ nghèo về việc tiếp cận vốn tín dụng dụng